Nhiều hộ dân ở Đắk Nông chưa được kế thừa tài sản vì không có di chúc

Phan Tuấn |

Hiện nay, nhiều người dân ở Đắk Nông đang sinh sống trên những mảnh đất do ông bà, tổ tiên để lại. Tuy nhiên, khi mất, ông bà, tổ tiên không để lại di chúc nên người dân vẫn chưa thực sự sở hữu được những tài sản giá trị này.

Người dân chưa làm chủ tài sản có giá trị

Nhiều năm nay, gia đình bà Điểu Thị Dinh, bon Châu Mạ, xã Hưng Bình đang gặp khó khăn liên quan đến vấn đề thừa kế tài sản.

Theo bà Dinh, gia đình bà có một mảnh vườn rộng khoảng 1ha đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2003. Tài sản này do chồng bà là ông Điểu Huân (đã mất) đứng tên.

Nhiều người dân ở xã Hưng Bình, huyện Đắk R'lấp đang vướng mắc trong việc kế thừa tài sản do không có di chúc của người đã khuất. Ảnh: Phan Tuấn
Nhiều người dân ở xã Hưng Bình, huyện Đắk R'lấp đang vướng mắc trong việc kế thừa tài sản do không có di chúc của người đã khuất. Ảnh: Dương Phong

Gia đình có 8 người con, nhưng trước khi mất, chồng bà Dinh là ông Điểu Huân không để lại di chúc. Do đó, hiện nay, bà vẫn chưa tách thửa được các lô để chia cho các con.

Bà Điểu Thị Dinh chia sẻ: “Giờ để tách thửa, họ yêu cầu có giấy chứng tử của bố mẹ chồng tôi nhưng bố mẹ chồng mất lúc chồng tôi còn nhỏ. Con cháu sau này chỉ biết là ông bà được chôn trong rừng. Giờ không ai biết chính xác ông bà mất năm nào, vị trí mộ ở đâu”.

Không riêng gì bà Dinh, ở bon Châu Mạ, xã Hưng Bình còn có nhiều trường hợp tương tự. Chia sẻ về việc này, bà Vũ Bích Diệp, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Bình cho biết, do phong tục tập quán, một phần là sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế nên phần lớn việc cho, tặng đất của người dân ở bon Châu Mạ chỉ nói miệng, không để lại di chúc.

Khi người thân qua đời, người dân cũng không khai tử, không xác định được huyệt mộ… chính những điều này gây rất nhiều khó khăn, nhất là trong việc phân chia tài sản thừa kế.

Căn cứ theo quy định của pháp luật, địa phương cũng như các cơ quan chuyên môn chưa thể giải quyết quyền lợi cho người dân.

"Chúng tôi cũng rất mong muốn, chính quyền các cấp có cơ chế mở hơn đối với đồng bào dân tộc để giải quyết những tồn đọng do yếu tố lịch sử, văn hóa để lại. Nếu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân sẽ ổn định, có điều kiện để phát triển kinh tế”, bà Diệp nhấn mạnh.

Ngoài bà Dinh, ở xã Hưng Bình còn có nhiều trường hợp vướng mắc về việc thừa kế tài sản. Ảnh: Dương Phong
Ngoài bà Dinh, ở xã Hưng Bình còn có nhiều trường hợp vướng mắc về việc thừa kế tài sản. Ảnh: Dương Phong

Hướng xử lý

Theo luật sư Nguyễn Thanh Huy – Văn phòng luật sư Nguyễn Thanh Huy, Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Nông thì tài sản nhà, đất của ông, bà, tổ, tiên hoặc cha mẹ để lại cho thế hệ sau như con, cháu, chắt sử dụng, nhưng không có di chúc thì có nhiều vấn đề được đặt ra.

Theo đó, nếu còn thời hiệu phân chia di sản thừa kế tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hiệu thừa kế đối với bất động sản là 30 năm, đối với động sản là 10 tính từ thời điểm người để lại di sản chết.

Lúc này, các đồng thừa kế phải làm thủ tục phân chia di sản, thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật. Tức là những người đồng thừa kế phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng.

Sau đó, những người đồng thừa kế gửi hồ sơ khai nhận thừa kế đến cơ quan đăng ký tài sản để làm thủ tục đăng ký theo nội dung đã khai nhận.

Trường hợp do người để lại di sản đã chết từ lâu (trên 30 năm đối với di sản là bất động sản, trên 10 năm đối với di sản là động sản) thì không còn thời hiệu để khai nhận thừa kế.

Trong trường hợp này, di sản được xem là tài sản chung hợp nhất của những người thừa kế chưa phân chia. Để được đăng ký tài sản này thì những người đồng sử dụng, đồng sở hữu phải làm thủ tục phân chia tài sản chung và công chứng.

Sau đó, những người có quyền lợi mới tiến hành thủ tục đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu tại cơ quan đăng ký tài sản.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp thế nào?

nam dương |

Bạn đọc có email manhhungxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Bố mẹ tôi đã già và muốn làm di chúc để lại tài sản cho tôi. Xin hỏi, khi nào thì di chúc được coi là hợp pháp?

Có được công chứng di chúc ngoài trụ sở văn phòng công chứng?

thu thuỷ |

Bạn đọc có email thdatxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Mẹ tôi già yếu muốn lập di chúc và công chứng. Xin hỏi, có thể thực hiện công chứng di chúc ngoài trụ sở của Văn phòng công chứng không?

Di chúc bằng miệng có giá trị không?

nam dương |

Bạn đọc có email quandatxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đi làm ăn ở xa. Mẹ tôi khi mất có di chúc bằng miệng để lại tài sản cho tôi. Xin hỏi, di chúc của mẹ tôi có giá trị không?

Gặp khó vì chưa được phê duyệt đề án vị trí việc làm

Bảo Hân |

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống công đoàn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa được phê duyệt đề án vị trí việc làm.

Lượng rác khổng lồ trôi nổi trên vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sẽ mất rất nhiều thời gian để xử lý lượng rác khổng lồ tràn ra vịnh Hạ Long, chủ yếu từ các khu nuôi trồng thủy sản bị bão số 3 đánh tan tành.

Cựu sếp Nhà Xuất bản Giáo dục nhận hối lộ đều đặn

Việt Dũng |

Suốt quá trình tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng các gói thầu tổng trị giá cả nghìn tỉ, hàng năm ông Nguyễn Đức Thái nhận hối lộ tới 20 tỉ của nữ đối tác.

Cả gia đình thoát nạn lở đất nhờ sơ tán kịp thời

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Một gia đình may mắn thoát nạn bởi mới di dời khỏi căn nhà được vài chục phút thì lở đất ập tới làm sập nhà.

Nhanh chóng khắc phục sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Sau nỗ lực xuyên đêm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản khắc phục xong sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã (đoạn qua xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc).