Nỗi ám ảnh của người mua nhà với lãi suất thả nổi

ANH HUY |

Không ít người vay mua nhà đang oằn vai gánh các khoản vay hiện hữu, thậm chí đối diện nguy cơ “bán nhà để cắt nợ” vì hết hạn ưu đãi, lãi suất thả nổi quá cao.

Chia sẻ với Lao Động sáng 1.7, chị Linh Giang cho biết, sau một thời gian tích góp, chị vay thêm tiền ngân hàng để trở thành chủ sở hữu một căn hộ Studio tại khu đô thị Smart City (Hà Nội) từ cuối năm 2019.

Theo lời kể của chị Giang, với chính sách ưu đãi của chủ đầu tư, trong năm đầu lãi suất 0%, đến năm thứ hai lãi suất chị vay mua nhà 8%/năm và các năm tiếp theo lãi suất thả nổi theo thị trường.

“Sau một năm ưu đãi, đến năm thứ hai mỗi tháng tôi phải trả 7,5-8 triệu/đồng cả gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, bắt đầu từ đầu năm 2022, số tiền đóng trả nợ tiền nhà tăng lên đáng kể là hơn 10 triệu đồng/tháng. Với số tiền gốc và lãi đóng cao khiến vợ chồng chúng tôi chật vật”, chị Giang chia sẻ.

Cũng theo vị này, mặc dù số tiền gốc đã giảm bớt từng năm nhưng vì lãi suất thả nổi nên số tiền phải đóng cao hơn trước đây. Để có chỗ ở ổn định nên đành chấp nhận và cố để kiếm tiền trả, nếu công việc gián đoạn sẽ phải tính đến phương án bán nhà trả nợ.

Hay như trường hợp của vợ chồng anh Lê Minh Quân (32 tuổi, nhân viên văn phòng tại TP Hà Nội), với khoản vay 900 triệu đồng, tương đương 50% giá trị căn hộ.

Anh Quân kể lại, tháng 8.2021, vợ anh chồng anh chuẩn bị đón cháu trai đầu lòng. Lúc đó, cả hai muốn mua một căn nhà để khi sinh con tiện cho việc đón ông bà ở quê lên hỗ trợ.

Khi mua nhà, thời gian đầu được ngân hàng hỗ trợ lãi suất nên không có nhiều áp lực. Tuy nhiên, khi hết ưu đãi, thêm vào đó vật giá leo thang, gánh nặng nuôi con nhỏ… mỗi tháng phải trả gần 16 triệu đồng ngân hàng cả lãi lẫn gốc khiến anh Quân gần như kiệt sức.

“Sự biến động này đối người làm công ăn lương là một áp lực rất lớn, gây ra những thay đổi trong cuộc sống khi người mua nhà đột ngột mỗi tháng trả một số tiền rất lớn cho ngân hàng.

Nếu không có sự chuẩn bị tài chính hợp lý, người trẻ như chúng tôi rất dễ mất thăng bằng tài chính. Tôi đang tính đến việc bán lại nhà để quay về ở thuê, nhưng giờ để bán được giá tốt cũng rất khó”, anh Quân tâm sự.

Nhiều người khó khăn sau khi mua nhà với lãi suất thả nổi. Ảnh: Cao Nguyên.
Nhiều người khó khăn sau khi mua nhà với lãi suất thả nổi. Ảnh: Cao Nguyên.

Chia sẻ với báo chí, bà Dương Thùy Dung - Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam - cho biết, việc lãi suất điều hành giảm nhiều nhưng lãi suất cho vay còn neo cao làm người mua nhà có nhu cầu ở thật cũng chùng tay, lo bẫy lãi suất thả nổi. Đây cũng là lý do khiến thanh khoản của thị trường chưa phục hồi sớm trở lại.

Chia sẻ với PV Lao Động, ông Nguyễn Thế Điệp - Ủy viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - cho rằng, thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn. Để kích thích phục hồi, lãi suất cần giảm sâu hơn nữa.

“Khi tiếp cận các ngân hàng, nhóm ngân hàng quốc doanh có lãi suất thấp hơn, nhưng cũng chỉ thấp hơn trong giai đoạn đầu tiên, còn giai đoạn sau vẫn thả nổi. Đặc biệt, với các ngân hàng thương mại thì lãi suất cao luôn từ đầu.

Lãi suất cho vay trung bình hiện nay đối với doanh nghiệp bất động sản xây dựng có uy tín, có quan hệ sẽ khoảng 11%. Các cá nhân, tổ chức mà không có mối quan hệ thân thiết đang phải vay với lãi suất trên dưới 12%”, ông Điệp nói.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp tại Học viện Tài chính - cho rằng, việc vay mượn để mua nhà cũng là động lực để trả nợ và chi tiêu tiết kiệm.

Tuy nhiên, người mua phải cân đối tài chính và mức lãi suất vay, nếu phải vay với số tiền quá lớn và mức lãi suất cao thì không nên. Đặc biệt, những cặp vợ chồng có khoản thu nhập thấp không nên gồng mình vay ngân hàng để mua nhà rồi chật vật trả nợ.

ANH HUY
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất doanh nghiệp được mua nhà ở xã hội làm kí túc xá

Cao Nguyên |

Một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Vĩnh Phúc có nhu cầu đặt hàng chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội (NƠXH) về việc mua lại cả tòa nhà để làm kí túc xá cho công nhân. Bộ Xây dựng cho hay, hiện nay dự thảo sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014 do Chính phủ trình Quốc hội đã bổ sung quy định cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thuê nhà lưu trú công nhân để cho người lao động trong đơn vị mình thuê lại.

Khốn khổ vì mua nhà trong ngõ, cứ mưa lớn là ngập

ANH HUY |

Những ngày qua, nhiều người dân Hà Nội sống trong các ngõ nhỏ phải khốn khổ vì tình trạng nước tràn vào nhà khi trời mưa lớn. Tình trạng những con ngõ nhỏ cứ mưa lớn là ngập kéo dài suốt nhiều năm qua.

Đại biểu Quốc hội: Đoàn viên công đoàn sẽ có cơ hội được mua nhà giá hợp lý

Cường Ngô - Phạm Đông |

Trao đổi với Lao Động, Đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải - Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, việc để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, người lao động là đoàn viên công đoàn sẽ có cơ hội được mua, thuê, thuê mua nhà có giá cả hợp lý, phù hợp với khả năng tài chính của công nhân lao động.

Lào Cai ghi nhận ca "vi khuẩn ăn thịt người" đầu tiên

Đinh Đại |

Ngành Y tế Lào Cai vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".

Bảng giá đất mới tại TPHCM dự kiến ban hành trước 15.10

MINH QUÂN |

TPHCM dự kiến ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15.10 nhằm khắc phục những bất cập của bảng giá đất hiện tại.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Bứt phá mạnh mẽ

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Đà tăng của vàng gần như không có vật cản. Giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng cao nhất mọi thời đại.

Em trai của Trương Mỹ Lan xin lại số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đại diện ông Trương Mễ (em trai Trương Mỹ Lan) xin tòa giải tỏa kê biên số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh.

Xử lý vi phạm tại bến đò Cồn Nhì sau phản ánh của Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý loạt vi phạm tại bến khách ngang sông Cồn Nhì.

Đề xuất doanh nghiệp được mua nhà ở xã hội làm kí túc xá

Cao Nguyên |

Một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Vĩnh Phúc có nhu cầu đặt hàng chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội (NƠXH) về việc mua lại cả tòa nhà để làm kí túc xá cho công nhân. Bộ Xây dựng cho hay, hiện nay dự thảo sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014 do Chính phủ trình Quốc hội đã bổ sung quy định cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thuê nhà lưu trú công nhân để cho người lao động trong đơn vị mình thuê lại.

Khốn khổ vì mua nhà trong ngõ, cứ mưa lớn là ngập

ANH HUY |

Những ngày qua, nhiều người dân Hà Nội sống trong các ngõ nhỏ phải khốn khổ vì tình trạng nước tràn vào nhà khi trời mưa lớn. Tình trạng những con ngõ nhỏ cứ mưa lớn là ngập kéo dài suốt nhiều năm qua.

Đại biểu Quốc hội: Đoàn viên công đoàn sẽ có cơ hội được mua nhà giá hợp lý

Cường Ngô - Phạm Đông |

Trao đổi với Lao Động, Đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải - Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, việc để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, người lao động là đoàn viên công đoàn sẽ có cơ hội được mua, thuê, thuê mua nhà có giá cả hợp lý, phù hợp với khả năng tài chính của công nhân lao động.