Xóa sổ dự án Nhà máy xi măng An Phú có vốn đầu tư gần 3.000 tỉ đồng

CAO NGUYÊN |

Theo Bộ Xây dựng, việc Hà Nội dừng triển khai dự án nhà máy xi măng An Phú (tại huyện Mỹ Đức) với tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỉ đồng là do quy hoạch nhà máy bị bãi bỏ, không còn hiệu lực.

Bộ Xây dựng đã nhận được kiến nghị của cử tri TP.Hà Nội với nội dung đề nghị Bộ Xây dựng rà soát, thực hiện các thủ tục đưa Nhà máy xi măng An Phú trên địa bàn huyện Mỹ Đức ra khỏi danh sách đầu tư xây dựng nhà máy xi măng để chuyển đổi mục đích đầu tư dự án hoặc triển khai các dự án khác theo quy hoạch, tránh lãng phí đất.

Về nội dung này, Bộ Xây dựng cho biết, trước khi Luật Quy hoạch có hiệu lực, việc đầu tư các dự án xi măng thực hiện theo Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29.8.2011 (viết tắt là Quy hoạch 1488).

Trong Phụ lục I (Danh mục các dự án xi măng dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2030) kèm theo Quy hoạch 1488, trên địa bàn huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội chỉ ghi nhận dự án xi măng Mỹ Đức công suất thiết kế 1,6 triệu tấn xi măng/năm, địa điểm đầu tư tại huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội.

Nhưng, khi thực hiện Luật Quy hoạch, ngày 26.8.2019 tại Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ ban hành Danh mục các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ hết hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch, trong Phụ lục kèm theo đã bãi bỏ Quy hoạch 1488.

“Quy hoạch 1488 không còn hiệu lực, khi đó việc đầu tư các dự án xi măng thực hiện theo Luật Đầu tư, các quy định pháp luật có liên quan và nhu cầu thị trường”, Bộ Xây dựng khẳng định.

Ngoài ra, Bộ đã xây dựng và trình Thủ tướng Chinh phủ ký Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18.8.2020 phê duyệt “Chiến lược phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021- 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó đối với lĩnh vực xi măng đã xác định rõ mục tiêu là: Đảm bảo cân đối cung cầu xi măng, đầu tư nhà máy xi măng gắn liền với vùng nguyên liệu.

Sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường; đầu tư đồng bộ từ khâu chế biến nguyên liệu đến đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh đầu tư công nghệ sản xuất xi măng gắn với việc xử lý và sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải làm nhiên liệu; khắc phục tình trạng ảnh hưởng đến môi trường; đồng thời áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng và đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường.

Trước những ý kiến của cử tri, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục rà soát các dự án đầu tư nhà máy xi măng; tăng cường kiểm tra công tác quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng tại địa phương.

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, 6 tháng đầu năm 2023, sản lượng sản xuất xi măng ước đạt 39 triệu tấn, giảm 7%, tiêu thụ đạt 43 triệu tấn, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Sản lượng và trị giá xuất khẩu xi măng sụt giảm kỉ lục

Thu Giang |

Bước sang năm 2023, xuất khẩu xi măng Việt Nam tiếp tục sụt giảm vì một số quốc gia đã thực hiện áp thuế, trong khi đó thị trường Trung Quốc vẫn giảm nhập khẩu do bất động sản chưa hồi phục.

Khám phá Bảo tàng xi măng đầu tiên đặt tại TP.Hải Phòng

Mai Dung |

Bảo tàng xi măng Việt Nam (đặt tại quận Hồng Bàng, Hải Phòng) là bảo tàng xi măng đầu tiên của cả nước, được khánh thành đúng dịp kỷ niệm 120 năm ngày ra đời của ngành xi măng Việt Nam. Đây cũng là di tích được TP.Hải Phòng công nhận là di tích lịch sử cách mạng.

Nhà máy xi măng 300 tỉ, 7 năm đắp chiếu ở Quảng Ngãi sắp tái sinh?

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Sau khi đi vào hoạt động được một thời gian, Nhà máy xi măng Đại Việt - Dung Quất ở xã Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) gây ô nhiễm môi trường và bị người dân ngăn không cho hoạt động suốt 7 năm.

Nhật Bản thay lãnh đạo, mở thời mới

Ngạc Ngư |

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền đã chọn lựa ông Shigeru Ishiba, 67 tuổi, làm chủ tịch mới của đảng, kế nhiệm ông Fumio Kishida.

Bão số 5 Krathon mạnh lên thành siêu bão, đi vào Biển Đông

Ngọc Vân |

Sáng sớm 1.10, bão Krathon (Julian ở Philippines) mạnh lên thành siêu bão, đi vào khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Điện gió ngoài khơi vẫn cứ "xa bờ"

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phải đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay các dự án vẫn "giậm chân tại chỗ".

Sản lượng và trị giá xuất khẩu xi măng sụt giảm kỉ lục

Thu Giang |

Bước sang năm 2023, xuất khẩu xi măng Việt Nam tiếp tục sụt giảm vì một số quốc gia đã thực hiện áp thuế, trong khi đó thị trường Trung Quốc vẫn giảm nhập khẩu do bất động sản chưa hồi phục.

Khám phá Bảo tàng xi măng đầu tiên đặt tại TP.Hải Phòng

Mai Dung |

Bảo tàng xi măng Việt Nam (đặt tại quận Hồng Bàng, Hải Phòng) là bảo tàng xi măng đầu tiên của cả nước, được khánh thành đúng dịp kỷ niệm 120 năm ngày ra đời của ngành xi măng Việt Nam. Đây cũng là di tích được TP.Hải Phòng công nhận là di tích lịch sử cách mạng.

Nhà máy xi măng 300 tỉ, 7 năm đắp chiếu ở Quảng Ngãi sắp tái sinh?

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Sau khi đi vào hoạt động được một thời gian, Nhà máy xi măng Đại Việt - Dung Quất ở xã Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) gây ô nhiễm môi trường và bị người dân ngăn không cho hoạt động suốt 7 năm.