Ác mộng COVID-19 đang đánh sập giải hạng Nhất Anh

VIỆT HÙNG |

Nếu các đội ở Premier League chịu những khoản thiệt hại khổng lồ vì COVID-19 thì 24 đội tại giải hạng Nhất Anh lâm vào hoàn cảnh éo le hơn.

24 đội của giải hạng Nhất Anh (Championship) đã họp rất nhiều từ ngày Chính phủ Anh quyết định tạm dừng vô thời hạn mọi giải đấu thể thao. Cũng như các đội bóng lớn tại Premier League, Championship cũng đang rơi vào một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy.

Một vài tên tuổi lớn như Man City, Man United hay Liverpool đã nói không với việc cắt giảm lương của nhân viên câu lạc bộ. Chuyện đó hiện tại chưa và có lẽ không bao giờ xảy ra với các đội ở Championship. Với tiềm lực hạn chế, việc một ông chủ tại sân chơi này nuôi nhân viên trong 3-4 tháng không hoạt động là điều quá khó.

Championship đang đóng băng. Ảnh: EMPICS.
Championship đang đóng băng. Ảnh: EMPICS.

Toàn bộ nhân viên các đội hạng Nhất được quyền tự ý hủy hợp đồng và tìm việc khác, với quyền ưu tiên quay lại đội bóng để làm việc khi mọi thứ bình thường trở lại. Tuy nhiên, để tìm được một công việc ngắn hạn trong 3-4 tháng và có thái độ "đứng núi này, trông núi nọ" là điều quá khó.

Chủ tịch của EFL - ông Rick Parry cho hay, cần phải có một biện pháp mạnh tay, áp dụng cho toàn bộ 24 đội bóng để cùng nhau vượt qua nghịch cảnh này. Đội nào không tuân thủ theo có thể bị phạt trừ 10 điểm trên bảng xếp hạng, phạt cấm chuyển nhượng,... Và chỉ cần 75% số đội gật đầu, các quy tắc mới sẽ được áp dụng ngay lập tức. Trước mắt, bộ nguyên tắc mới sẽ khiến nhiều đội cảm thấy yên tâm trong việc giữ chân cầu thủ, không sợ bị đối thủ "hút máu" nhân sự khi tình hình tài chính lao dốc.

Ở giải đấu kim tiền bậc nhất thế giới như Premier League, để thuyết phục các đội cùng ngồi lại và đồng ý một phương án chung là điều không tưởng. Nhưng với Championship, điều này dễ thực hiện hơn rất nhiều.

Bên ngoài sân Riverside của Middlesbrough. Ảnh: Reuters.
Bên ngoài sân Riverside của Middlesbrough. Ảnh: Reuters.

Một trong những kịch bản tệ nhất được vẽ ra, những đội nào "không chịu được nhiệt" sẽ buộc bị xóa sổ để tránh kéo theo các chuỗi domino sụp đổ sau đó. Theo thời gian, khi mọi thứ ổn định trở lại thì sẽ có bộ luật để giúp các đội "hồi sinh". Ví dụ chính quyền địa phương sau khi thu hồi động bóng sẽ ưu tiên cho người chủ cũ mua lại câu lạc bộ, kéo theo toàn bộ nhân viên. Trên thực tế, điều này đã diễn ra, khi Reading đã đi theo con đường đó ở mùa giải 2020 này.

Vấn đề được các cầu thủ quan tâm nhất là tiền lương, tất nhiên sẽ chịu hậu quả nặng nề của dịch COVID-19. Hiện ở Championship, chưa có một quy định, phương án hay gợi ý nào để tháo gỡ vấn đề này. Nhiều cầu thủ là thu nhập chính, nguồn sống của cả gia đình. Với số lương chỉ bằng 1/5 - 1/10 các ngôi sao tại Premier League, nếu họ bị cắt giảm thì cuộc sống sẽ lao đao.

Các cầu thủ được quyền hưởng 100% số lương trong trường hợp đội bóng phá sản và giải tán, nếu muốn nhận đủ lương lúc này chỉ còn đợi trường hợp đội bóng "bay màu". Thế nhưng éo le là sau khi họ nhận đủ 100% lương, nơi nào sẽ cho họ tiếp tục lao động để kiếm tiền?

Nhiều cầu thủ đang lo lắng tột độ.
Nhiều cầu thủ đang lo lắng. Ảnh: Getty.

Cầu thủ giờ được coi như "chủ nợ" với các câu lạc bộ. Nhiều đội đồng ý với phương án rằng, các cầu thủ được quyền tự nguyện hành xử với số tiền mà chủ sở hữu đang nợ mình. Nếu có một phương án nào đó buộc các cầu thủ phải làm theo, một cuộc bỏ phiếu lại diễn ra và cần tới 75% số phiếu đồng thuận.

Ở chiều ngược lại, các đội bóng có quyền phủ quyết mong muốn được thanh toán 100% lương của các cầu thủ. Trường hợp này sẽ xảy ra khi họ vận vào các điều luật của Chính phủ về việc thanh toán lương của người lao động trong thời gian, thiên tai, dịch bệnh.

Cầu thủ và câu lạc bộ ở 2 phía và có thể trong những ngày tới, nhiều vụ kiện tụng sẽ diễn ra tại hạng Nhất Anh.

Cần nhất vào lúc này là các cuộc đối thoại, khi ai cũng có quyền lợi riêng cần phải bảo vệ. Nhưng nói gì thì nói, lợi ích chung của cộng đồng phải được đặt lên hàng đầu. Chính phủ Anh có thể sẽ có những đạo luật riêng cho thể thao nhưng mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa nếu ai cũng khư khư muốn giữ "nồi cơm" của mình.

Ảnh: Getty.
Ảnh: Reuters.
VIỆT HÙNG
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch FA sợ Premier League sụp đổ vì ảnh hưởng dịch COVID-19

Minh Đăng |

Trước sự ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, Chủ tịch Hiệp hội bóng đá Anh (FA), Greg Clarke lo ngại Premier League cùng các giải đấu tại Anh sẽ phải kết thúc trong dang dở.

Chuyện giảm lương ở Premier League: Những ông chủ tham lam và "vật tế thần"

HOÀI MINH |

Khi giới chức Anh "chĩa mũi dùi" vào các cầu thủ, họ dường như để quên mất những ông chủ câu lạc bộ đầy tham lam và đang âm thầm hưởng lợi phía sau.

Premier League sẽ đá đến tháng 10: Kiểu nào cũng phải xong

VIỆT HÙNG |

Sau buổi họp trực tuyến vào chiều thứ Sáu (giờ địa phương), nút thắt cho phần còn lại của mùa giải đã được đại diện 20 câu lạc bộ dần đồng thuận, dù dịch COVID-19 chưa biết đến bao giờ mới kết thúc.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.