Thịt nạc
Người bệnh cần tăng cường lượng protein lành mạnh trong hoặc sau thời gian bị viêm. Chất béo bão hòa có thể gây rắc rối cho đường tiêu hóa, do đó, hãy chọn các nguồn protein lành mạnh hơn như thịt nạc (thịt gia cầm không da, thăn lợn, thăn bò...) ít chất béo. Các thực phẩm này tránh làm viêm loét đại tràng trở nặng.
Trứng
Trứng có nguồn protein dồi dào, dễ tiêu hóa, có thể đảm bảo dinh dưỡng khi những triệu chứng viêm loét đại tràng khiến người bệnh khó dung nạp thức ăn. Trứng cũng rất giàu vitamin B giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và selen chống oxy hóa.
Bí đỏ chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa beta-carotene và vitamin C. Chất xơ giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh và chất chống oxy hóa sửa chữa những tổn thương do viêm nhiễm gây ra. Bí đao mềm và dễ tiêu hóa làm dịu các triệu chứng viêm loét đại tràng, tăng khả năng tiêu hoá. Tuy nhiên, bạn cần tránh ăn bí sống trong thời gian bùng phát bệnh.
Quả bơ
Một số người bị viêm loét đại tràng khó ăn đủ calo. Bơ giàu chất dinh dưỡng và calo, chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn có lợi cho tim, cung cấp năng lượng lành mạnh cho cơ thể.
Sữa chua
Sữa chua và các thực phẩm lên men khác (dưa muối, trái cây ngâm chua...) có chứa men vi sinh (probiotic) gồm các vi khuẩn lành mạnh tốt cho hệ vi sinh đường ruột. Các lợi khuẩn sống trong đường tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn, tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn có hại, có lợi trong kiểm soát viêm loét đại tràng.