Rối loạn giọng nói ảnh hưởng đến cuộc sống

Hà Lê |

Rối loạn giọng nói là tình trạng giọng nói của người bệnh trở nên thay đổi khác thường. Đây là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra, cần được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Rối loạn giọng nói ảnh hưởng đến giao tiếp

ThS.BS Nguyễn Thị Thu Đức, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, rối loạn giọng nói là sự thay đổi các tính chất đặc trưng của giọng nói như cường độ, cao độ và âm sắc. Bệnh có thể diễn biến từ từ hoặc cấp tính. Tỉ lệ gặp ở người lớn là 4,8 - 29,1% và trẻ em 1,4 - 6%. Đặc biệt, trong những năm gần đây, xu hướng này lại càng gia tăng ở những người phải sử dụng giọng nói nhiều, do tính chất công việc (giáo viên, ca sĩ, bán hàng, người kinh doanh…). Rối loạn giọng nói không chỉ là dấu hiệu bất thường về sức khoẻ, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến giao tiếp, công việc và chất lượng cuộc sống người bệnh.

Khám tai mũi họng tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Ảnh: BVCC
Khám tai mũi họng tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Ảnh: BVCC

Đưa ra nguyên nhân gây rối loạn giọng nói, ThS.BS Nguyễn Thị Thu Đức cho rằng, nguyên nhân gây rối loạn giọng nói có thể do tổn thương thực thể hoặc do rối loạn về mặt chức năng của đường phát âm. Các tổn thương thực thể bao gồm: Tổn thương não (xuất huyết não, khối u…); Viêm nhiễm ở tai mũi họng (virus, vi khuẩn, lao, nấm…); Tổn thương lành tính thanh quản (polyp, hạt xơ, u nang, phù reinke, u nhú…); Tổn thương tiền ung thư (bạch sản, dị sản..); khối u ác tính thanh quản; Liệt dây thanh (1 bên hoặc 2 bên dây thanh).

Ngoài ra, đối với rối loạn giọng chức năng, tuy đường phát âm không bị tổn thương nhưng giọng nói bị thay đổi do các yếu tố như tâm lý căng thẳng, stress, tăng trương lực cơ vùng cổ…

ThS.BS Nguyễn Thị Thu Đức cho biết, hậu quả của rối loạn giọng nói sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ: Nguyên nhân có thể lành tính, nhưng cũng có thể là tiềm ẩn của tổn thương nguy hiểm gây nên (tổn thương não, khối u ác tính thanh quản…); Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Giọng nói chính là phương tiện để giúp mỗi cá nhân giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Rối loạn giọng nói sẽ gây khó khăn, cản trở người bệnh hoà nhập với xã hội; Ảnh hưởng đến tâm sinh lý trẻ nhỏ: Giọng nói bất thường làm trẻ không dám nói, do sợ bị chê cười. Từ đó, gây tác động tiêu cực đến quá trình phát triển tâm sinh lý, cũng như khả năng học hành của trẻ; Ảnh hưởng đến công việc và kinh tế: Điều này càng rõ rệt ở những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói do tính chất công việc (giáo viên, ca sĩ, bán hàng, kinh doanh…). Nhiều người đã phải từ bỏ công việc của mình do tình trạng rối loạn giọng nói kéo dài.

Triệu chứng của rối loạn giọng nói

- Thay đổi về cường độ: người bệnh có chất giọng yếu, thều thào, hụt hơi thậm chí không thể nói được.

- Thay đổi về cao độ: giọng bệnh nhân trở nên trầm hoặc cao hơn hẳn so với chất giọng vốn có trước đây.

- Thay đổi về âm sắc: giọng nói có các tính chất như khàn đặc, căng nghẹt, hoặc kèm theo hơi thở trong lời nói.

Người bệnh cần làm gì khi thấy giọng nói bị thay đổi?

Ngay khi phát hiện giọng nói bị thay đổi, người bệnh cần đến khám chuyên khoa Tai Mũi Họng, không nên tự điều trị. Việc chậm trễ trong chẩn đoán, điều trị không phù hợp và kịp thời có thể làm cho diễn biến bệnh nặng hơn, gây khó khăn cho điều trị sau này.

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh để biết các triệu chứng về rối loạn giọng nói như nói mệt, hụt hơi, phải gắng sức để nói, thay đổi các tính chất giọng nói (khàn thô, căng nghẹt…); triệu chứng toàn thân khác như khó thở, nuốt sặc, nuốt nghẹn, yếu tay chân… và tiền sử bị các bệnh nội ngoại khoa kèm theo (chấn thương sọ não, phẫu thuật vùng cổ ngực, tiểu đường, tăng huyết áp…).

Sau đó, bác sĩ sẽ khám tai, mũi, họng, thanh quản để loại trừ các nguyên nhân gây rối loạn giọng nói như do nghe kém làm người bệnh phải nói to, viêm nhiễm mũi họng, tổn thương cấu trúc và thần kinh của đường phát âm.

Tiếp theo, người bệnh sẽ được thực hiện những thăm dò chuyên sâu để chẩn đoán về nguyên nhân, mức độ rối loạn giọng nói cũng như đáp ứng với điều trị:

Dựa theo nguyên nhân và mức độ rối loạn giọng nói, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể. Các phương pháp bao gồm điều trị nội khoa, luyện giọng, điều trị can thiệp (vi phẫu thanh quản, tiêm steroid dây thanh, phẫu thuật cắt dây thanh)…

Theo PGS.TS Lê Công Định - Trưởng khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện Bạch Mai), người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng ngay khi phát hiện giọng nói bị thay đổi. Chẩn đoán đúng và điều trị càng sớm, khả năng phục hồi giọng nói càng cao.

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân, sau khi kết thúc liệu trình điều trị tại bệnh viện, người bệnh sẽ được theo dõi và khám lại để đánh giá mức độ hồi phục giọng nói.

Trong sinh hoạt hằng ngày, để duy trì giọng nói khoẻ mạnh, người bệnh cần uống nhiều nước, có chế độ ăn ngủ điều độ, tránh lạm dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…), tránh các thói quen dễ gây tổn thương thanh quản (la hét, đằng hắng giọng, nói trong môi trường ồn…).

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Giọng nói bị biến đổi vì di chứng hậu COVID-19

HƯƠNG SƠN |

Theo TS.BS Nguyễn Như Nguyên – Trưởng Khoa thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM chia sẻ, có rất nhiều người dân mắc di chứng hậu COVID-19 làm biến đổi giọng nói, hoặc gặp vấn đề về nuốt khó.

Làm gì khi bị thay đổi giọng sau phẫu thuật tuyến giáp?

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội |

Sau phẫu thuật cắt tuyến giáp một phần hay toàn bộ, nhiều người bệnh xuất hiện thay đổi giọng hoặc mất giọng. Tâm lý chung của người bệnh đều khá giống nhau là rất lo sợ và chán nản. Báo Lao Động trích đăng bài viết của PGS.TS Phạm Thị Bích Đào - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội về chủ đề này.

Cách giúp con chống lại sự sợ hãi, ngại giao tiếp với xã hội

Thanh Hương |

Hãy là những bậc cha mẹ tâm lý, hỗ trợ con khắc phục điểm yếu trong việc ngại giao tiếp với xã hội.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.