Cần biết... lắc đầu, nói không

TRIỆU HÙNG |

Cách đây hơn tuần, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục xin phép Thủ tướng nhận chìm 15,5 triệu mét khối vật chất xuống biển, của dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. 

Công văn cho biết lý do: “Nhà đầu tư đang gặp nhiều khó khăn trong việc đưa vào bờ để tích trữ tạm thời cũng như chưa tìm được đối tác trong nước có nhu cầu sử dụng cát nạo vét để san lấp mặt bằng; trong khi đó, việc xuất khẩu vật chất nạo vét (cát) cũng gặp nhiều khó khăn do Chính phủ chỉ đạo dừng xuất khẩu mọi loại cát”.

Đây không phải là trường hợp đơn lẻ, mà vài năm gần đây, hàng loạt nhà máy nhiệt điện, nhà máy thép, dự án nạo vét luồng lạch xây dựng cảng đã xin “nhận chìm vật chất” xuống biển. Trên báo chí và cộng đồng mạng xã cũng nóng lên với những cuộc tranh luận; và không ít cho rằng, thực chất đây chỉ là hành vi đổ chất thải xuống biển. Tuy vậy, với Bộ TNMT, thì ủng hộ chủ kiến này.

Tháng 4 vừa qua, Bộ TNMT đã có công văn gửi Bộ NNPTNT, UBND tỉnh Bình Thuận… về việc nhận chìm vật chất nạo vét khoảng 1 triệu mét khối trước bến cảng trên diện tích 5,4ha. Nội dung không phản bác, nhưng nêu quan điểm: Vị trí để đổ vật liệu nạo vét là không đảm bảo yêu cầu theo quy định của Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo hiện hành, bởi vị trí này quá gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau, có thể gây tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái biển tại khu vực này”.

Riêng với Quảng Ngãi, theo thông tin từ Cty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi): “Nhà đầu tư đã hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (có bổ sung nội dung nhận chìm vật chất nạo vét) và đã được Hội đồng thẩm định của Bộ TNMT thông qua”…

Mới đây, Bộ TNMT cũng chưa chấp thuận cho phép nhận chìm 2,5 triệu mét khối vật, chất nạo vét xuống biển trong quá trình thi công cảng than của Dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch, Quảng Bình.

Luật Tài nguyên - Môi trường biển và hải đảo năm 2015 và Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15.5.2016 của Chính phủ, dù có quy định, nhưng có thái độ cực kỳ cẩn trọng trong việc “nhận chìm vật chất” xuống đáy biển bằng chương 8 và 9, từ điều 49 tới điều 60, dài hơn 4.000 từ… Tuy vậy, tốt hơn hết vẫn là biết lắc đầu, nói không, khi xét duyệt các dự án, mà báo cáo tác động môi trường, sử dụng lòng biển như một nơi chứa chấp phế thải.

TRIỆU HÙNG
TIN LIÊN QUAN

Bộ NNPTNT không đồng tình vị trí “nhận chìm” 1 triệu tấn chất thải gần Hòn Cau

Kh.V |

Theo Bộ NNPTNT, trách nhiệm lập phương án "nhấn chìm" 1 triệu tấn bùn, cát ở biển thuộc về chủ dự án.

Quảng Ngãi lại cho phép nhận chìm 62.000 m3 bùn thải xuống biển

Trần Hóa |

Chiều 23.11, tại buổi làm việc với các sở ngành liên quan, ông Đặng Văn Minh - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi đã thống nhất cho Tổng Cty đảm bảo an toàn hàng hải miền Bắc nhận chìm 62.000 m3 bùn thải xuống biển (thuộc xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi).

Chính phủ thống nhất không nhận chìm chất nạo vét ở Vĩnh Tân

Theo VNExpress |

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng ý sử dụng chất nạo vét để san lấp mặt bằng Cảng tổng hợp Vĩnh Tân.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.