Hệ lụy chim yến

NHẬT HỒ |

Nhà yến, nghề yến, chim yến xuất hiện tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mới đây, nhưng tốc độ phát triển của nó khiến trở nên hiện tượng đáng lưu tâm trong đời sống xã hội.

Nhà yến xuất hiện khắp nơi ở các vùng ven biển của ĐBSCL, kéo dài từ Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh cho đến Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang. Một người nuôi yến tính toán: Cơi nới nhà, các trang thiết bị, kỹ thuật… tất tần tật chừng 300 triệu đồng. Nếu thuận lợi 5 năm sau bắt đầu thu hoạch mỗi tháng 10 triệu đồng. Vẫn lãi hơn nuôi gia súc, gia cầm truyền thống rất nhiều!

Hiện tại ở Bạc Liêu, Kiên Giang, Tiền Giang… nhiều gia đình nuôi yến trong khu dân cư. Những ngôi nhà vuông chằn chặn như hộp diêm liên tiếp mọc lên, phá vỡ quy hoạch và gây phiền hà không ít cho dân cư sống tại đây.

Báo cáo của Chi cục Chăn nuôi Bạc Liêu cho thấy, tốc độ tăng lên của các nhà yến theo cấp số nhân. Các khu dân cư được xem là đẹp nhất như Khu đô thị mới Địa ốc Bạc Liêu, Khu dân cư 577, Tràng An… những nhà yến thô thiển được cấp tập xây dựng bên cạnh những căn nhà được trau chuốt liền kề.

Việc quản lý, quy hoạch nhà yến đã cảnh báo từ rất lâu, nhưng với một công năng kiến trúc mới nảy sinh, các địa phương vẫn có ý chờ hướng dẫn của cấp cao hơn. Việc nuôi yến đã phát triển từ khá lâu trên cả nước, và không ít địa phương lâm vào tình trạng bối rối như các tỉnh ĐBSCL hiện nay. Và vẫn chưa có một khuyến cáo chính thức nào để hạn chế tình trạng này.

Kiện tụng thường xuyên xảy ra giữa hàng xóm trong khu dân cư do nuôi yến mà ra. Nguyên đơn do phân chim yến nhà bên làm tường, âm thanh gọi chim... gây ô nhiễm môi trường và tiếng ồn. Nhiều gia đình “phản đòn” bằng cách thu tiếng chim cú mèo, phát ra loa để đuổi yến đi.

Vậy là nảy sinh mâu thuẫn, kiện cáo kéo dài. Chính quyền cũng đành “bó tay” do không đủ yếu tố chứng minh thiệt hại từ hai bên. Thực tế, để xây một nhà nuôi yến, cần số tiền khá lớn.

Với cách phát triển nghề nuôi, lấy tổ yến nhà như hiện nay tại ĐBSCL đang tự phát và gây ra không ít hệ lụy. Bộ Xây dựng, chính quyền các cấp cần sớm ban hành quy hoạch phù hợp để tránh hiện tượng phát triển tràn lan, gây ô nhiễm môi trường sống của người dân.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Giá cả ở Việt Nam chênh lệch thế nào trong mắt khách Tây?

Nguyễn Đạt |

Tính toán chi phí du lịch Việt Nam, khách Tây bất ngờ vì đồ ăn nhanh, cà phê khá đắt so với quê nhà, còn dịch vụ làm đẹp quá rẻ.

Dân vùng táo muối đặc sản Hải Phòng nỗ lực cứu vụ Tết

Hoàng Khôi |

Người dân vùng trồng táo muối đặc sản Hải Phòng tiếc nuối, xót xa khi hàng trăm ha táo tươi tốt, đang độ ra hoa để cho thu hoạch vụ Tết bỗng tả tơi, thiệt hại do bão.

Cầu Long Thành hoàn thành sửa chữa vượt tiến độ

MINH QUÂN |

Công tác sửa chữa khe co giãn tại cầu Long Thành trên tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đã hoàn thành trước kế hoạch 4 ngày.

Bão áp sát, một trường ở Quảng Bình vẫn thi sát hạch lái xe

CÔNG SÁNG |

Mặc dù bão số 4 đã áp sát đất liền, nhưng Trường Trung cấp nghề Bình Minh Quảng Bình vẫn tổ chức thi sát hạch lái xe cho các học viên.

Xuất hiện thư nặc danh dọa đặt bom sân bay Cam Ranh

Hữu Long |

Khánh Hòa – Công an xác định có một thư điện tử nặc danh với nội dung đe dọa đặt bom gửi đến sân bay Cam Ranh.

Chờ hướng xử lý loạt công trình sai phép ở Bắc Ninh

Vân Trường |

Bắc Ninh - Trạm trộn bê tông, trại lợn xây dựng trên đất nông nghiệp dưới chân cầu Bình Than (Gia Bình) chưa được cấp phép nhưng đã hoạt động nhiều năm qua.

Kỳ vọng ở cụm công nghiệp trăm tỉ ở miền núi Thái Nguyên

Việt Bắc |

Cụm công nghiệp Tân Dương tại huyện miền núi Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có tổng mức đầu tư gần 500 tỉ đồng với kỳ vọng tạo việc làm cho trên 4.500 lao động địa phương.

Hình ảnh bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm tại tòa sáng nay

NHÓM PV |

TPHCM - Trương Mỹ Lan và đồng phạm (giai đoạn 2) liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn, có mặt tại tòa sáng nay.