Chủ động, quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch COVID-19

Minh Phương |

Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã có văn bản yêu cầu, chỉ đạo tới cán bộ, công nhân viên chức lao động trong đơn vị quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Ông Chu Văn Bình - Chủ tịch Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam - cho biết, hiện nay, số ca bệnh COVID-19 tăng lên mỗi ngày tại các địa phương. Nguy cơ bùng phát dịch trong công nhân lao động, tại các phân xưởng, nhà máy, khu công nghiệp hoàn toàn có thể xảy ra với mức độ nguy hiểm cao. Do đó, Ban Thường vụ Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã có văn bản yêu cầu các Công đoàn trực thuộc triển khai thực hiện một số nội dung nhằm phòng, chống dịch COVID-19.

Cụ thể, Công đoàn trực thuộc tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch; cần có cách tiếp cận mới, tư tưởng, quan điểm chỉ đạo mới trong phòng, chống dịch; cần nâng cao mức cảnh giác, chủ động và quyết liệt hơn trong phòng, chống dịch.

Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động yên tâm sản xuất, không chủ quan nhưng cũng không quá hoang mang, lo sợ, mất bình tĩnh trước diễn biến mới của dịch bệnh.

Ở những nơi đã có người bị dương tính với SARS-CoV-2, cần hạn chế tới mức cao nhất việc tham gia các sự kiện và hoạt động cộng đồng; thực hiện nghiêm quy định 5K, nhất là việc bắt buộc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà và yêu cầu khai báo y tế; thông báo cho chính quyền về các trường hợp nhập cảnh trái phép, người nghi mắc bệnh hoặc đi về từ vùng dịch; thông báo cho cơ sở y tế gần nhất khi cá nhân có dấu hiệu nghi mắc dịch bệnh.

Công đoàn phối hợp với người sử dụng lao động tiếp tục triển khai nghiêm túc, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, xây dựng phương án xử lý tình huống nếu có ca dương tính với SARS-CoV-2 tại doanh nghiệp. Nơi nào có đoàn viên, người lao động bị nhiễm SARS-CoV-2, nơi đó người đứng đầu tổ chức Công đoàn có trách nhiệm.

Tại những đơn vị, doanh nghiệp có chuyên gia nước ngoài, Công đoàn phối hợp với người sử dụng lao động kiến nghị, yêu cầu chuyên gia thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch COVID-19, nhất là quy định về thời gian cách ly tại địa điểm cách ly tập trung cũng như cách ly tại nhà. Không quá lo lắng, kỳ thị, tẩy chay chuyên gia nước ngoài, đồng thời thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch khi tiếp xúc.

Khi các điều kiện an toàn, không để một bộ phận người lao động lấy cớ có dịch để ngừng việc, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động.

Hạn chế và hoãn (đối với nơi đã có người dương tính hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2) tổ chức các sự kiện, hoạt động tập trung đông người không cần thiết, tăng cường làm việc và tổ chức các hoạt động trực tuyến, từ xa.

Trong thời gian từ nay đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các cấp Công đoàn phối hợp với người sử dụng lao động và chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp, sớm ổn định tình hình, tạo điều kiện thuận lợi để cử tri là đoàn viên, người lao động tham gia bầu cử theo quy định, góp phần cùng cả nước tổ chức thành công cuộc bầu cử.

Tiếp tục thông tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh và các quy định, chỉ đạo về phòng, chống dịch đến đoàn viên và người lao động.

Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Cơ sở y tế tuyến cuối chịu nguy cơ dịch COVID-19 xâm nhập cao

Lệ Hà |

Đến chiều 9.5, dịch COVID-19 đã lan ra 24 tỉnh thành và 2 bệnh viện trung ương với số ca mắc liên tục tăng. Các ca bệnh ghi nhận tại BV K và BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhiều nhất. Đánh giá tình hình dịch bệnh COVID-19, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) lo lắng: “Đợt dịch này diễn biến phức tạp, cần tăng cường đảm bảo an toàn cho các bệnh viện”.

An toàn cho người lao động là ưu tiên hàng đầu

Tường Minh |

Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đợt 4, LĐLĐ thành phố Đà Nẵng quyết định dừng tất cả các hoạt động bề nổi để tập trung phòng chống dịch, đảm bảo an toàn cho người lao động. Đồng thời yêu cầu các cấp Công đoàn phối hợp với chủ doanh nghiệp không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác đối với dịch bệnh.

Phòng dịch COVID-19 ngay từ khu nhà trọ công nhân

Hà Anh - Bảo Hân |

Bắc Ninh đang là trọng điểm của đợt dịch COVID-19 với việc cách ly hoàn toàn 1 huyện (Thuận Thành); có 43 người mắc, trong đó có 2 công nhân. Toàn tỉnh hiện có 15 khu công nghiệp tập trung với khoảng 500.000 công nhân lao động. Ngoài việc phòng chống dịch nghiêm ngặt tại nơi làm việc, khu nhà trọ công nhân cũng là tâm điểm để phòng dịch COVID - 19. Nhiều công nhân khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh) đã thay đổi nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Bị thu hồi, trung tâm nông nghiệp ngang nhiên tập kết quặng

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Hoạt động kém hiệu quả, Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại TP Thái Nguyên thành bãi chứa quặng, vật liệu xây dựng.

Đào Nhật Tân chết rũ vì bão, nông dân mất trắng hàng tỉ đồng

Minh Thương |

Hà Nội - Sau bão lũ, hàng loạt hộ dân tại làng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ) mất trắng cả vườn đào ươm cho vụ Tết, thiệt hại hàng tỉ đồng.

Ứng phó bão số 4, chủ động với các tình huống xấu nhất xảy ra

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quyết liệt ứng phó bão số 4 theo phương châm "bốn tại chỗ", chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Cầu trên tuyến nối Hòa Bình với Hà Nội bị nứt gãy, sụt mố

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 (tuyến đường nối thành phố Hòa Bình) bất ngờ bị nứt, sụt mố cầu lúc nửa đêm, may mắn không gây thiệt hại về người.

Một số tỉnh cho học sinh nghỉ học tránh bão

NHÓM PV |

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học ngày 19.9 để tránh bão. Tại Quảng Trị, một số địa phương, trường học đã cho học sinh nghỉ học.