Đầu tư tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam đang rất thấp

Trang Thiều |

Ngân sách chi cho giáo dục đại học chưa đến 17.000 tỉ, chiếm 0,27% GDP, nhưng con số thực chi chưa được 12.000 tỉ. Nếu tính theo con số thực chi là 0,18% GDP, thấp hơn nhiều so với con số của các nước trong khu vực và thế giới.

Giáo dục đại học đang đối diện với nhiều thách thức

Chiều 18.10, tại tọa đàm trực tuyến "Giáo dục đại học: Thách thức và cơ hội" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết, giáo dục đại học đang có chuyển mình mạnh mẽ để đáp ứng kỳ vọng của xã hội, của Đảng, của Nhà nước, của mỗi một người dân.

Trong đó, điểm nhấn đầu tiên là hệ thống quy phạm pháp luật đang ngày càng hoàn thiện; Luật Giáo dục đại học được sửa đổi, giúp tháo gỡ nhiều vấn đề vướng mắc.

Chất lượng giáo dục đại học từng bước được nâng lên; phân hạng của giáo dục đại học Việt Nam tăng so với khu vực và thế giới. Điều này cho thấy chúng ta đang đi những bước chắc chắn.

Một điểm nhấn nữa là sự đổi mới trong quản trị giáo dục đại học, tự chủ đại học đang đúng ý nghĩa, giúp các trường từng bước tự tin và lớn mạnh bằng tự chủ.

Tuy nhiên, qua thực tế giám sát, bà Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, giáo dục đại học còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Đầu tiên là phải hoàn thiện hành lang pháp lý. Thứ hai là chất lượng giáo dục đại học Việt Nam nếu so với khu vực và thế giới vẫn bị bỏ quá xa. Thứ ba là việc mở rộng quy mô vẫn chưa hoàn toàn tương thích với chất lượng và tỉ lệ có được qua đào tạo giáo dục đại học. Ngoài ra, tự chủ đại học phải là tự chủ thực chất chứ không chỉ trên giấy tờ.

 
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, bên cạnh những thành tựu thì giáo dục đại học Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức. Đó là phải đáp ứng kỳ vọng của xã hội và nhân dân.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, phát triển khoa học công nghệ mạnh mẽ, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, sự biến động không đoán định được, giáo dục đại học phải nắm được yêu cầu của thế giới, của công nghệ, không chỉ phát triển về chất lượng mà còn phải tăng quy mô.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giáo dục đại học phải cạnh tranh cả quốc tế. Tỉ lệ sinh viên đi học nước ngoài không ít, nhiều ngành nghề gửi sinh viên đi học tiến sĩ nước ngoài, nhưng sinh viên trở về không nhiều. Như vậy, cơ sở giáo dục đại học phải cạnh tranh rất lớn.

Theo đó, các trường đại học muốn cạnh tranh nhưng về cơ sở vật chất, trường lớp, diện tích giảng đường, phòng thí nghiệm, trang thiết bị... vẫn khó khăn. Đội ngũ giảng viên để tăng nhanh không dễ. Giảng viên trình độ tiến sĩ chỉ chiếm 30%, thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu.

Ngân sách chi cho giáo dục đại học rất thấp

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cũng cho biết, con số chính thức mà Bộ Tài chính đưa ra năm 2020, ngân sách chi cho giáo dục đại học chưa đến 17.000 tỉ, chiếm 0,27% GDP, nhưng con số thực chi chưa được 12.000 tỉ. Nếu tính theo con số thực chi là 0,18% GDP, thấp hơn nhiều so với con số của các nước trong khu vực và thế giới.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn.

Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, nếu đầu tư từ ngân sách Nhà nước không thỏa đáng, không đúng tầm thì không thể hy vọng giải quyết câu chuyện nâng cao chất lượng đào tạo.

Tuy nhiên ở đây còn có câu chuyện khác - khi triển khai vấn đề tự chủ đại học, tiếp cận tự chủ về tài chính thì Nhà nước sẽ rút dần đầu tư.

"Đây là cách tiếp cận mà tôi thấy phải xem lại. Chúng ta thực hiện tự chủ trong các trường đại học, phải hiểu là ngoài khoản đầu tư của Nhà nước, trong khi đó, theo đánh giá chung thì khoản đầu tư này đang rất thấp.

Do đó phải trao cho các trường đại học một cơ chế tự chủ để họ thu hút thêm các nguồn lực từ xã hội, để nâng đầu tư cho các trường, nhằm bù lại phần Nhà nước không lo được" - bà Mai Hoa kiến nghị.

Trang Thiều
TIN LIÊN QUAN

Quốc tế hóa giáo dục đại học

Hải Anh |

Hà Nội - Chiều 18.10, Trường Đại học Công đoàn và Trường Đại học Bách khoa Philippines ký kết thoả thuận hợp tác với hình thức trực tuyến.

Điểm chuẩn xét tuyển bổ sung 2022: Ngành Marketing giữ vị trí cao đầu bảng

Trang Hà |

Tính đến ngày 18.10 đã có 35 trường đại học trên cả nước công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung.

ĐH Y Dược Hải Phòng, Học viện Quản lý Giáo dục công bố điểm chuẩn bổ sung

Trang Hà |

Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, Học viện Quản lý Giáo dục công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung năm 2022 cụ thể như sau.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.