Thêm chính sách “hồi sinh” cơ sở mầm non tư thục

Thiều Trang |

Quyết định số 11/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã kịp thời tháo gỡ khó khăn của hệ thống giáo dục mầm non tư thục. Tuy nhiên, để tiếp tục vận hành và duy trì hoạt động như trước đây, các cơ sở vẫn cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ.

Kiến nghị thêm chính sách hỗ trợ mầm non tư thục

Theo Quyết định số 11/2022/QĐ-TTg, sẽ có hơn 3.200 trường mầm non, tiểu học và hơn 12.300 cơ sở giáo dục mầm non độc lập được thụ hưởng chính sách với thời gian vay vốn là 36 tháng. Mức lãi suất là 3,3%/năm (tương đương với 0,27%/tháng) là mức lãi suất ưu đãi cao nhất đối với các tổ chức đang vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Mức vốn cho vay tối đa là 80 triệu đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục; tối đa 200 triệu đồng đối với trường mầm non dân lập, tư thục, tiểu học tư thục.

Với nhiều chủ trường, nguồn vốn này chính là động lực để “hồi sinh” trường lớp, nhưng để tiếp tục vận hành, duy trì hoạt động cơ sở như trước đây thì chỉ như “muối bỏ bể”.

Cô Nguyễn Thị Hiếu - Chủ cơ sở Mầm non Golden Kids (Long Biên, Hà Nội) - cho biết, với hạn mức cho vay là 80 triệu đồng/cơ sở giáo dục mầm non độc lập như mô hình của cô đang gây dựng thì chưa đủ chi phí vận hành trong 1 tháng.

“Tiền lương giáo viên một tháng cũng ngót nghét cả trăm triệu đồng. Khi trường lớp hoạt động trở lại, chúng tôi phải sửa sang cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng học tập, thiết bị y tế phòng chống dịch bệnh, chưa kể tiền thuê mặt bằng. 80 triệu là sự giúp đỡ của Chính phủ, chúng tôi rất biết ơn và trân trọng. Nhưng tôi vẫn hy vọng trong thời gian tới được nâng hạn mức cho vay vì số tiền đó vẫn chưa giải quyết được nhiều so với những khó khăn chúng tôi phải trải qua” - cô Hiếu bộc bạch.

Bên cạnh việc được vay vốn lãi suất ưu đãi, anh Việt Anh - chủ cơ sở mầm non tư thục BBMC Home School (Lào Cai) - cũng mong mỏi được hỗ trợ giãn nợ, khoanh nợ đối với các khoản vay tín dụng của các chủ nhà thế chấp tài sản cho ngân hàng là địa điểm trường học. Điều này giúp các chủ trường tập trung nguồn vốn để hồi phục kinh tế, gây dựng và vận hành lại các cơ sở.

Ngoài ra, nhiều chủ trường cũng mong mỏi có các chính sách hỗ trợ nhằm duy trì công việc, tránh bỏ việc đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên mầm non tư thục.

“Cơ sở của tôi chỉ còn một nửa giáo viên bám trụ lại, đời sống của các cô vô cùng khó khăn và chưa đi vào ổn định. Tôi thực sự rất áy náy với giáo viên và cũng lo sợ họ dứt áo ra đi bất cứ lúc nào.

Hiện tại, tôi rất mong nhận được sự đồng hành, giúp đỡ từ các cấp, đặc biệt có thêm chính sách hỗ trợ cho giáo viên mầm non tư thục để họ không phải bỏ nghề. Nếu giáo viên được hỗ trợ, họ sẽ có thêm động lực để cố gắng trụ lại với nghề” - cô Nguyễn Thị Ly - chủ nhóm trẻ độc lập tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) bày tỏ.

Sẽ có thêm chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài công lập

Hiện nay, không chỉ các trường, cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, giáo viên của hệ thống này cũng gặp rất nhiều khó khăn do nghỉ việc không lương trong thời gian dài.

Thông tin về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Ngô Thị Minh cho biết, theo thống kê có khoảng 103.896 giáo viên thuộc cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, riêng bậc mầm non là 101.845 giáo viên.

Vì vậy, cùng với chính sách về nguồn vốn vay ưu đãi để hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập, Bộ GDĐT cũng đang phối hợp cùng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ thêm chính sách hỗ trợ cho giáo viên đang công tác tại các trường mầm non, tiểu học ngoài công lập chưa được hưởng chính sách hỗ trợ. Mức dự kiến tham mưu là hỗ trợ 3,7 triệu đồng/giáo viên.

“Tôi rất thấu hiểu, sẻ chia với các giáo viên mầm non nói chung và giáo viên mầm non ngoài công lập nói riêng. Các cô đều rất yêu nghề nhưng do dịch bệnh, trường học đóng cửa phải tìm kế sinh nhai khác. Tôi mong rằng khi trường học mở cửa, các cô sẽ sắp xếp để quay trở lại trường học, khó khăn chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua.

Những nỗ lực tham mưu của Bộ GDĐT, những chính sách hỗ trợ của Chính phủ dù chưa có thể giúp các nhà trường, giáo viên khắc phục ngay khó khăn, song đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Tôi mong rằng sự quan tâm này sẽ là nguồn động lực cho các nhà trường và các giáo viên vượt qua được giai đoạn khó khăn này” - Thứ trưởng Ngô Thị Minh chia sẻ.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Cơ sở mầm non tư thục mong mỏi nguồn vốn nhanh về để sớm "hồi sinh"

Vân Trang |

Quyết định chính thức của Chính phủ về việc cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được vay vốn lãi suất thấp đã giúp nhiều cơ sở mầm non tư thục có động lực "hồi sinh". Ngay lúc này, điều các chủ trường mong mỏi nhất là nguồn vốn sớm về tay.

Được vay vốn lãi suất ưu đãi, cơ sở mầm non tư thục lo ngại thủ tục rườm rà

Thiều Trang |

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản số 11/2022/QĐ-TTg về tín dụng ưu đãi với các cơ sở mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với số vốn là 1.400 tỉ đồng. Bên cạnh niềm vui mừng, một số cơ sở vẫn bày tỏ sự lo ngại về vấn đề thủ tục hành chính rườm rà, giấy tờ vay vốn phức tạp.

Được vay vốn lãi suất ưu đãi, cơ sở mầm non tư thục chờ thủ tục nhanh gọn

Thiều Trang |

Chính sách cho vay vốn lãi suất ưu đãi được xem là một trong những biện pháp "cấp cứu" hệ thống giáo dục mầm non tư thục. Nhiều cơ sở mầm non tư thục mong mỏi thủ tục vay vốn tối giản, nhanh gọn và quan trọng nhất là nguồn vốn kịp thời về tay để các cơ sở mầm non nhanh chóng "hồi sinh".

Nỗi lo của cơ sở mầm non tư thục khi trẻ đi học trở lại

ANH THƯ |

Khi nhận được thông tin trẻ mầm non đi học trở lại từ 13.4, bà Nguyễn Huyền Thư - Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoạ Mi (Khu Công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội) cho biết, bà cũng như bao chủ trường, cô giáo cùng các con rất phấn khởi.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.