1. Hãy dành thời gian để ở bên nhau: Dành thời gian cho nhau là cách hữu hiệu để nói lên một điều rằng, bạn đã cam kết với anh ấy hoặc cô ấy. Hãy nói với người bạn đời của mình rằng, mỗi tuần sẽ dành một khoảng thời gian nhất định để hai người ở bên, để gắn bó với nhau. Khoảng thời gian đó sẽ tạo cơ hội cho hai bạn tán tỉnh và làm quen nhau thêm một lần nữa.
2. Cố gắng nhớ tới những điều bạn cảm từng thích thú ở người bạn đời: Khi mới quen nhau, có thể bạn đã bị bạn đời của bạn thu hút bởi sự khác biệt mà anh ấy (cô ấy) thể hiện. Ví dụ như bạn đã cảm thấy anh ấy (cô ấy) cực kỳ hấp dẫn nhưng thực tế khi về sống với nhau bạn mới nhận ra một sự thật rằng, đó là bởi người bạn đời bốc đồng mà thôi. Giờ đây, bạn có thể thấy cái điều mà đối phương đã từng hấp dẫn đó trở thành thứ thật đáng ghét. Vậy thì việc quan trọng bây giờ là, hãy cố gắng nhớ tại sao bạn lại yêu phẩm chất đó ở anh ấy (cô ấy) ngay từ đầu và hướng đến việc thưởng thức nó một lần nữa.
3. Cùng công nhận những điều tốt đẹp và cả những điều rất dở của cả hai người: Điều quan trọng là hai bạn phải thừa nhận những điều tốt đẹp cũng như những điều không tốt trong mối quan hệ của hai người. Thậm chí bạn có thể lập một danh sách về chúng. Khi lập danh sách này, bạn phải chắc chắn một điều rằng có bản thân trong đó để tránh việc người bạn đời hiểu lầm bạn đang có ý định "gây chiến" với họ.
Cố gắng chọn thời điểm thích hợp để nói về những điều được bạn liệt kê sẵn vào lúc bạn bình tĩnh và thư giãn nhất. Tránh nói chuyện vào cuối một ngày dài hoặc những lúc căng thẳng khác.
4. Sử dụng câu lệnh "I" thay vì câu lệnh "You": Nói cách khác, hãy cố gắng nói về những gì bạn cảm thấy và những gì bạn nghĩ là sai mà không đổ lỗi cho người khác. Chẳng hạn, nói rằng, "Em buồn bực khi chúng ta không dành đủ thời gian cho nhau" tốt hơn là "Anh không bao giờ ở bên em". Bởi cách nói thứ 2 thường khiến chồng hoặc vợ bạn cảm thấy khó chịu, trong khi câu tuyên bố đầu tiên thường mang lại những cuộc thảo luận mở.
5. Dành thời gian nói chuyện và lắng nghe: Bạn không nên chỉ làm một việc là chỉ ra những gì bạn nghĩ là sai. Bạn cần dành thời gian tích cực lắng nghe những gì vợ/ chồng nói. Hãy cho thấy bạn tham gia bằng cách đưa ra những tóm tắt ngắn về những gì anh ấy (cô ấy) đã nói và bằng cách đặt câu hỏi có liên quan đến cuộc trò chuyện.
6. Đưa ra giải pháp: Khi bạn đã tìm ra những vấn đề bạn gặp phải trong hôn nhân, đã đến lúc thử đưa ra một số giải pháp. Thậm chí có thể rút ra một số điểm mạnh của mình để giúp bạn phát triển các giải pháp cho các vấn đề trong các mối quan hệ hôn nhân.
Để hai người có thể thỏa hiệp được với nhau, bạn nên nói về mong muốn và nhu cầu của mình, giúp cả hai có được quyết định đối với mỗi người. Nói cách khác, để có được sự thỏa hiệp này, bạn phải sẵn sàng cho vợ/ chồng giành phần thắng khi họ có nhu cầu và đưa ra ra được những căn cứ khi nó mâu thuẫn với mong muốn của bạn. Điều tương tự cũng phải đúng với mong muốn của anh ấy (cô ấy).
7. Hãy suy nghĩ về tư vấn: Đôi khi, bạn cần sự giúp đỡ của một chuyên gia để vượt qua vấn đề của bạn. Một cố vấn hôn nhân có thể giúp bạn khắc phục nhiều vấn đề hơn bạn mong đợi, và trên thực tế, khoảng một nửa số người sử dụng tư vấn hôn nhân nói rằng cố vấn đã giúp họ khắc phục tất cả các vấn đề lớn trong hôn nhân của họ.