Làm sao để tránh bị trầm cảm khi về hưu

Thúy Ngọc (Theo Psychcentral) |

Trầm cảm khi về hưu khá phổ biến, nhưng có thể phòng tránh nếu mỗi người duy trì lối sống điều độ.

Về hưu có thể là khởi đầu cho những năm tháng vàng son của đời người, nhưng quá trình chuyển từ một công việc toàn thời gian sang nghỉ ngơi toàn thời gian không hề dễ dàng. Buồn bã, tuyệt vọng hoặc lạc lõng là những cảm xúc đến tự nhiên.

Trầm cảm sau khi nghỉ hưu khá phổ biến, với thống kê ước tính rằng gần 30% số người về hưu ở Mỹ phát triển các triệu chứng trầm cảm ở giai đoạn này của cuộc đời.

Tại sao về hưu lại sinh ra trầm cảm? 

Mọi người trải qua quãng thời gian nghỉ hưu theo những cách khác nhau. Nhưng cuộc sống nhàn rỗi khi về hưu có thể dẫn đến trầm cảm ở một số người, đặc biệt khi phải đối mặt với thách thức.

“Đối với nhiều người, công việc mang lại cho họ ý nghĩa và mục đích sống. Khi họ không còn đi làm, rất khó để lấp đầy khoảng trống đó bằng thứ gì khác”, Iris Waichler, một nhà nghiên cứu ở Chicago, Mỹ cho biết.

Theo Waichler, tác giả cuốn sách “Role Reversal, How to Care of Yourself and Your Aging Father” (tạm dịch: Đảo ngược vai trò: Cách chăm sóc bản thân và người cha đang già đi của bạn), làm việc có thể mang lại những phần thưởng về mặt cảm xúc, ví dụ như cảm giác đạt thành tích và hài lòng. Đi làm cũng là cơ hội để giao tiếp xã hội và kích thích trí tuệ hoạt động minh mẫn. 

Cô nhận định: “Trầm cảm và buồn bã có thể xuất hiện khi môi trường này biến mất”. Điều này có thể đặc biệt xảy ra đối với những người về hưu mà mất vợ hoặc chồng, sống một mình, chuyển từ hoạt động hàng ngày sang lối sống ít vận động hơn, gặp vấn đề về sức khỏe, đối mặt với căng thẳng về tài chính hoặc không muốn nghỉ hưu…

 
Chuyên viên trò chuyện với người cao tuổi tại Viện dưỡng lão Tianzhushan ở Thẩm Dương, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc năm 2021. Ảnh: Xinhua

Triệu chứng đáng lưu ý

Mặc dù trầm cảm có thể liên quan đến cảm giác buồn bã, nhưng cũng có thể biểu hiện vô số cảm xúc và triệu chứng thể chất khác. Nhưng không giống như nỗi buồn ngắn hạn, trầm cảm là một tình trạng liên quan đến sức khỏe tâm thần có thể kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm nếu không được điều trị.

Triệu chứng trầm cảm có thể bao gồm giảm khả năng cảm nhận niềm vui hoặc thích thú với các hoạt động bản thân từng yêu thích, cảm giác vô vọng, khó chịu và tức giận, bật khóc không có lý do cụ thể… Bên cạnh đó là cảm giác tội lỗi hoặc vô dụng, khó tập trung hay đưa ra quyết định, thay đổi khẩu vị, giảm cân hoặc tăng cân thất thường, mệt mỏi và đau nhức…

Nếu bạn gặp từ 4 triệu chứng trở lên và tình trạng này gần như diễn ra hàng ngày trong hơn 2 tuần, bạn nên liên hệ với chuyên gia tâm lý. Ngoài trầm cảm, hưu trí có thể gặp một số ảnh hưởng sức khỏe tâm thần như lo âu, lo lắng về tài chính, bệnh tật, sợ bị phụ thuộc vào người khác…

Cải thiện sức khỏe tinh thần khi về hưu

Một người hoàn toàn có thể điều chỉnh lối sống để giảm thiểu nguy cơ mắc trầm cảm khi về hưu. Đầu tiên, hãy dần dần chuẩn bị tinh thần, thể chất và kế hoạch cho cuộc sống khi về hưu để tránh đột ngột thay đổi từ môi trường làm việc toàn thời gian sang ở nhà 24/7.

Nếu có thể, bạn hãy lập kế hoạch những điều cần làm sau khi nghỉ hưu, lên thời gian biểu, làm bán thời gian vài tháng trước khi về hưu hoặc đăng ký thêm các chương trình hoạt động, thiện nguyện...

“Nhiều người không thảo luận với bạn đời của mình về cuộc sống về hưu. Cả hai có thể có những kỳ vọng khác nhau và điều này có thể dẫn đến nhiều mâu thuẫn”, Noelia Leite, tiến sĩ, nhà trị liệu hôn nhân và gia đình ở Miami, Mỹ, cho biết.

Leite nhận định về hưu là quá trình chuyển đổi từ suy nghĩ "Tôi phải làm việc. Tôi phải kiếm tiền. Tôi phải nuôi dạy những đứa con của mình" cho đến giai đoạn khám phá những mong muốn của mình trong quãng đời còn lại. Tiến sĩ Leite khuyên mỗi người hãy hướng mục tiêu sống cho giai đoạn nghỉ hưu thành: "Tôi muốn khỏe mạnh hơn. Tôi muốn đi du lịch nhiều hơn. Tôi muốn tận hưởng cuộc sống nhiều hơn. Tôi muốn giao lưu nhiều hơn".

“Hưu trí chỉ là một giai đoạn của cuộc đời đóng lại quãng thời gian đi làm. Bạn cần khép lại đoạn đường này đúng cách để có thể bắt đầu một chương mới đẹp hơn. Mọi người hoàn toàn có thể tận hưởng một giai đoạn nghỉ hưu tuyệt vời”, bà cho hay.

Thúy Ngọc (Theo Psychcentral)
TIN LIÊN QUAN

Thách thức lớn nhất của đời người khi về hưu không phải tiền bạc

Ý Yên (Theo CNBC) |

Nghiên cứu kéo dài 85 năm về hạnh phúc của các nhà nghiên cứu Harvard phát hiện ra thách thức lớn nhất khi về hưu là "không ai nhắc đến".

Thời điểm nhạy cảm nhất trước tuổi về hưu

Thúy Ngọc (Theo Intentional Retirement) |

Từ 40 đến 50 tuổi là thời điểm nhạy cảm trước khi về hưu, khi người lao động lo lắng đến thời gian chuyển giao sang một giai đoạn mới của cuộc đời.

Làm gì khi về hưu rảnh rỗi không có việc?

Thúy Ngọc (Theo Forbes) |

Về hưu có thể là một thách thức, một số người thường phải mất hai năm hoặc hơn để ổn định cuộc sống vì không biết phải làm gì cho bớt nhàn rỗi.

Vợ chồng về hưu bán nhà, tận hưởng cuộc sống trên du thuyền

Thúy Ngọc (Theo USA Today) |

Khi bắt đầu về hưu, Nancy và Robert Houchens quyết định bán nhà và hầu hết đồ đạc của mình để rong ruổi khắp nơi trên du thuyền.

Khủng hoảng tâm lý khi chứng kiến sạt lở ven sông Hồng

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Trong vòng chỉ hơn 1 tháng, hộ gia đình ở Gia Lâm chứng kiến 2 vụ sạt lở cuốn phăng công trình và nhiều diện tích đất thổ cư.

Hình ảnh Việt Nam tỏa sáng tại kinh đô điện ảnh Hollywood

Chí Long |

Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Mỹ với chủ đề “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới” mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các nhà làm phim Hollywood.

Tiền công đức ở đền Dâu và đền Quán Cháo do ai quản lý?

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Việc quản lý thu, chi tiền công đức tại đền Dâu và đền Quán Cháo (tại thành phố Tam Điệp) đang tồn tại nhiều bất cập, gây bức xúc trong dư luận.

Về đâu chợ nổi miền Tây?

NHÓM PV |

Từng là nơi giao thương sầm uất trên bến dưới thuyền nhưng các chợ nổi ở miền Tây đang đứng trước nguy cơ chìm dần do vắng bóng thương hồ.

Thách thức lớn nhất của đời người khi về hưu không phải tiền bạc

Ý Yên (Theo CNBC) |

Nghiên cứu kéo dài 85 năm về hạnh phúc của các nhà nghiên cứu Harvard phát hiện ra thách thức lớn nhất khi về hưu là "không ai nhắc đến".

Thời điểm nhạy cảm nhất trước tuổi về hưu

Thúy Ngọc (Theo Intentional Retirement) |

Từ 40 đến 50 tuổi là thời điểm nhạy cảm trước khi về hưu, khi người lao động lo lắng đến thời gian chuyển giao sang một giai đoạn mới của cuộc đời.

Làm gì khi về hưu rảnh rỗi không có việc?

Thúy Ngọc (Theo Forbes) |

Về hưu có thể là một thách thức, một số người thường phải mất hai năm hoặc hơn để ổn định cuộc sống vì không biết phải làm gì cho bớt nhàn rỗi.

Vợ chồng về hưu bán nhà, tận hưởng cuộc sống trên du thuyền

Thúy Ngọc (Theo USA Today) |

Khi bắt đầu về hưu, Nancy và Robert Houchens quyết định bán nhà và hầu hết đồ đạc của mình để rong ruổi khắp nơi trên du thuyền.