Không chế nước trong khi đun nấu
Khi đun nấu, nếu thấy cần thiết mới thêm nước. Ví dụ khi luộc mì sợi, tùy lượng mì mà đổ nước cho vừa. Nếu hấp thức ăn, đặc biệt là hấp chín thực phẩm, chỉ nên cho một lượng nước đủ dùng vào nồi. Nói chung, đổ nước sao cho hấp xong, trong nồi còn lại khoảng 1/2 bát nước là được. Nếu không, thời gian đun nước sôi sẽ kéo dài, lãng phí hơi gas.
Chọn dụng cụ nấu phù hợp
Nếu thức ăn ít nên nấu nồi nhỏ vừa đủ. Dùng nồi to sẽ gây lãng phí gas. Trong trường hợp cần ninh, hầm thì hãy dùng nồi áp suất sẽ giúp tiết kiệm được thời gian nấu đồng thời tiết kiệm được gas.
Thường xuyên vệ sinh bếp gas
Việc lau chùi bếp gas sau khi nấu giúp loại bỏ cặn bẩn để chúng không làm bít các lỗ khí. Khi bếp không được lau chùi, lỗ khí sẽ dễ bị bít khiến gas không ổn định, ngọn lửa không cháy đều dẫn tới nấu thức ăn lâu hơn, gas cũng hao hơn.
Khóa van bình gas sau khi nấu xong
Nhiều người có thói quen nấu nướng xong không khóa van. Tuy nhiên, việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, chẳng may một ngày nào đó, dây dẫn bị chuột cắn, thì gas sẽ bị thoát ra ngoài. Hoặc trong trường hợp mở van, mở cả bếp, thì khi đó khí gas cứ thế thoát ra ngoài. Vấn đề này không chỉ gây tốn gas mà còn có thể gây nguy hiểm.
Dùng vòng chắn gió cho bếp gas
Vòng chắn gió hay còn được gọi là kiềng tiết kiệm gas được làm bằng kim loại được dùng bao xung quanh đầu đốt, đang có bán rộng rãi tại các chợ và siêu thị.
Sản phẩm này sẽ giúp lượng nhiệt không bị tản khi đun, định hướng nhiệt đi thẳng lên đáy nồi. Lượng năng lượng có thể tiết kiệm được trong trường hợp này.
Khi đun nấu cần tập trung, không làm các việc khác
Nhiều người có thói quen vừa nấu và làm việc khác. Ví dụ đang nấu lại lướt facebook, lướt web… quên mất việc nấu nướng của mình. Chính điều này gây lãng phí gas rất nhiều. Không chỉ vậy, nếu quên lâu có thể sẽ bị cạn nước, thức ăn hỏng, cháy nồi.