An toàn lao động: Cần lưu ý đến sức khoẻ tâm thần của người lao động

Quế Chi |

Sáng 31.5, Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức toạ đàm vai trò công tác an toàn, vệ sinh lao động trong việc thực hiện chương trình phục hồi kinh tế - xã hội giai đoạn sau đại dịch COVID-19.

Ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; bà Ingrid Christensen - Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam; ông Nguyễn Anh Thơ - Quyền Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động đồng chủ trì buổi toạ đàm.

Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu đề cập là sức khoẻ tâm thần của người lao động sau dịch COVID-19.

TS. Đoàn Ngọc Xuân (Vụ trưởng Vụ xã hội, Ban Kinh tế Trung ương) nêu thống kê, trong năm 2020, thế giới có thêm 76,2 triệu ca rối loạn lo âu và 53,2 triệu ca rối loạn trầm cảm, tương đương mức tăng 27,6% so với năm trước đó. Đại dịch COVID-19 đã làm tăng gần 1/3 số người mắc chứng rối loạn trầm cảm và lo âu ở hơn 200 quốc gia trên thế giới.

Các rối loạn sức khoẻ tâm thần sẽ làm gia tăng nguy cơ về các chứng bệnh khác và tình trạng tự tử. Không chỉ vậy, cường độ lao động ngày càng cao do mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt. “Tất cả điều đó kéo theo khả năng gia tăng nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu công tác an toàn, vệ sinh lao động không làm tốt” - TS. Đoàn Ngọc Xuân nói.

Bà Ingrid Christensen - Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam - cũng lưu ý về vấn đề sức khoẻ tâm thần của người lao động.

Theo người đứng đầu ILO tại Việt Nam, khi nói đến an toàn vệ sinh lao động, thường mọi người nghĩ đến sức khoẻ về thể chất, nhưng sức khoẻ tâm thần ngày nay đang nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng trong giai đoạn COVID-19, không chỉ cho người lao động mà còn đối với những nhóm khác.

“Trong thời gian dịch COVID-19, nhiều người lao động bị cách ly, làm việc ở nhà, không có sự tiếp xúc với đồng nghiệp, nên nhiều người có thể bị trầm cảm, gặp những vấn đề về sức khoẻ tâm thần. Một số người có thể tự xử lý được, nhưng cũng có những người sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần phải lưu ý đến sức khoẻ tâm thần của người lao động. Đây cũng có thể là một chỉ số để đo lường sức khoẻ của người lao động” - Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam nói.

Ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - cho biết, kể từ năm 2020 đến nay, dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội từ sức khỏe, tính mạng, đời sống của các tầng lớp nhân dân, người lao động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Trước bối cảnh đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách chưa có tiền lệ nhằm vừa chống dịch COVID-19, sản xuất an toàn và phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới nhằm thực hiện “mục tiêu kép” với ưu tiên hàng đầu là chăm lo, bảo vệ sức khỏe và sinh mệnh người dân, cố gắng cao nhất bảo đảm các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Mục tiêu của Chương trình là phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025. Cụ thể: Tăng trưởng GDP bình quân 6,5 - 7%/năm; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Theo ông Phan Văn Anh, kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát đến nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành một số chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 nhằm kịp thời hỗ trợ đoàn viên, người lao động, đội ngũ y tế để tăng cường nơi tuyến đầu chống dịch và chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp.

“Hiện nay, tình hình dịch bệnh đã tạm lắng và đi vào ổn định, nhưng việc chăm lo đời sống và bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho đoàn viên công đoàn và người lao động vẫn là ưu tiên hàng đầu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ đó góp phần tham mưu, đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, an sinh xã hội trong quá trình triển khai thực hiện chương trình phục hồi nền kinh tế của Chính phủ giai đoạn sau đại dịch” - ông Phan Văn Anh nói.

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Đảm bảo an toàn giao thông cho công nhân khu công nghiệp

Bảo Hân |

Tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh và công nhân lao động vừa diễn ra, rất nhiều ý kiến phản ánh về vấn đề an toàn giao thông đối với công nhân lao động khu công nghiệp. 

Quyền của công đoàn cơ sở trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

Bảo Hân (T/H) |

Điều 10 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định về quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Đẩy mạnh phong trào "Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động"

ĐẶNG PHI HẢI |

Lào CaiCông đoàn Chi nhánh Vận tải Đường sắt thuộc CĐCS Công ty Apatit Việt Nam đã phối hợp với Ban Giám đốc Chi nhánh tổ chức phát động và hưởng ứng phong trào "Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động".

Lô đất trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 ở Hà Nội bị bỏ cọc

CAO NGUYÊN |

Dù đã hết thời gian nộp tiền nhưng đến nay lô đất có giá trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) vẫn chưa đóng tiền.

Hà Nội tắc đường cả cây số, người dân ì ạch di chuyển

Nhóm PV |

Tối 16.9, nhiều tuyến đường tại Hà Nội tắc cứng do giờ tan tầm và lượng người đổ ra đường đi chơi Trung thu.

Nga dồn ép quân Ukraina khỏi Kursk theo nhiều hướng

Song Minh |

Lực lượng Ukraina ngày càng bị đẩy lùi khỏi nhiều khu định cư ở tỉnh Kursk của Nga.

Cho thôi việc Bí thư huyện Vĩnh Cửu theo nguyện vọng

MINH CHÂU |

Ông Nguyễn Văn Thuộc - Bí thư Huyện ủy Vĩnh Cửu được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai chấp thuận cho thôi việc theo nguyện vọng.

Doanh nghiệp gồng mình hồi phục sau bão số 3

Anh Tuấn |

Sau khi bão số 3 (Yagi) đi qua, nỗ lực phục hồi sản xuất - kinh doanh là công việc được nhiều doanh nghiệp ưu tiên thực hiện.