Góp ý Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi): Cần sửa đổi, bổ sung nhiều quy định để luật đi vào thực tế

Bài 2: Quy định bị “bỏ ngỏ” hoặc mâu thuẫn

NAM DƯƠNG |

Không những có nhiều quy định mơ hồ, trong dự thảo Bộ luật Lao động (dự thảo) lần này, nhiều quy định còn bị “bỏ ngỏ” không có chế tài, hoặc mâu thuẫn với các luật khác dẫn đến khó khăn khi áp dụng sau này.

Những quy định bỏ ngỏ

Khoản 3, điều 27 của dự thảo quy định: “Khi thời gian thử việc kết thúc mà NLĐ tiếp tục làm việc cho NSDLĐ, việc thử việc được xem là đạt yêu cầu và NSDLĐ phải ký kết HĐLĐ với NLĐ”. Nội dung này gần như được giữ nguyên như quy định tại khoản 1, điều 29 BLLĐ hiện hành: “Khi việc làm thử đạt yêu cầu, NSDLĐ phải giao kết HĐLĐ với NLĐ”.

Quy định này trong BLLĐ hiện hành đã gây nhiều thiệt thòi cho NLĐ trong thời gian qua vì không có chế tài cho việc NSDLĐ không ký với NLĐ khi thời gian thử việc kết thúc mà NLĐ vẫn làm việc thì phải xử lý làm sao. Thực tế, có rất nhiều trường hợp khi hết hạn thử việc, NSDLĐ vẫn để cho NLĐ làm việc, nhưng không ký HĐLĐ. “Đùng một cái” vài tháng sau, NSDLĐ yêu cầu NLĐ phải chấm dứt làm việc mà không có trách nhiệm gì và NLĐ đành ngậm ngùi chấp nhận thiệt thòi, vì pháp luật không quy định nếu rơi vào trường hợp này thì phải xử lý làm sao, dù thực tế hai bên tiếp tục có quan hệ lao động sau khi đã hết thời hạn thử việc.

NLĐ có kiện ra tòa, tòa cũng khó xử vì chẳng biết căn cứ vào đâu khi luật không có mà HĐLĐ cũng không. Như vậy, cần phải bổ sung chế tài đối với trường hợp NSDLĐ không ký với NLĐ khi thời gian thử việc kết thúc mà NLĐ vẫn làm việc theo hướng hợp đồng thử việc sẽ trở thành HĐLĐ xác định thời hạn 1 hoặc 2 năm, như vậy mới nâng cao trách nhiệm phải ký HĐLĐ của NSDLĐ trong trường hợp này.

Khoản 2, Điều 31 dự thảo quy định về việc nhận lại NLĐ hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ như sau: “Trường hợp công việc theo HĐLĐ đã giao kết không còn, hai bên thỏa thuận để NLĐ làm công việc mới phù hợp”. Tuy nhiên, điều này lại không dự kiến đến trường hợp nếu hai bên không thỏa thuận được thì sao, nên có thể sẽ gây ra tranh chấp.

Mâu thuẫn với Bộ luật Tố tụng Dân sự và Luật Bảo hiểm xã hội

Điều 50 của dự thảo quy định về thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu gồm Toà án nhân dân, Thanh tra lao động. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 516 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, chỉ có Toà án nhân dân mới có thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu. Do đó, dự thảo cần phải bỏ quy định Thanh tra lao động được quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu cho phù hợp với quy định tại Điều 516 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Còn tại Khoản 4, Điều 140 về nghỉ thai sản, dự thảo quy định: “Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của NLĐ, và được NSDLĐ đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 4 tháng”.

Trong khi đó, Điều 40 Luật BHXH 2014 lại không quy định cần phải “có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của NLĐ”, lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con sau khi đã nghỉ hưởng chế độ thai sản ít nhất được 4 tháng. Vì vậy, cần có sự thống nhất giữa hai luật này theo hướng nếu giữ theo quy định tại dự thảo thì phải bỏ quy định tại Luật BHXH, còn nếu giữ theo quy định tại Luật BHXH phải bỏ quy định trong dự thảo.

NAM DƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị bổ sung bữa ăn ca vào nội dung thương lượng tập thể

QUẾ CHI |

Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) ở thời điểm hiện nay chưa đặt ra vấn đề bữa ăn ca của NLĐ. Tuy vậy, xuất phát từ thực tiễn, Tổng LĐLĐVN đề xuất bổ sung bữa ăn ca vào nội dung thương lượng tập thể; đồng thời, quy định trách nhiệm của doanh nghiệp về chất lượng bữa ăn cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm bữa ăn ca cho CN.

Cần sửa đổi, bổ sung nhiều quy định để luật đi vào thực tế

NAM DƯƠNG |

Bộ LĐTB&XH vừa đưa Dự thảo Bộ luật Lao động (dự thảo) ra để lấy ý kiến đóng góp từ các tầng lớp nhân dân trước khi trình trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua. Tuy nhiên, dự thảo còn nhiều quy định mơ hồ dẫn đến khó khăn khi áp dụng.

UB Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Bộ luật Lao động sửa đổi

Xuân Hải |

Theo kế hoạch, ngày 8.5, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ phát biểu khai mạc phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tin buồn

Lao Động |

Bà Trịnh Thị Ngọc Lan (thân mẫu đồng chí Nguyễn Thị Lan Hương - Phó Trưởng Ban Công đoàn - Bạn đọc Báo Lao Động) sinh năm 1959, từ trần hồi 11h20 ngày 5.10.2024 (tức ngày 3 tháng 9 năm Giáp Thìn); Hưởng thọ 65 tuổi.

Chậm trễ xử lý xưởng trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý

TRUNG DU |

Thái Bình - Công tác xử lý vi phạm tại cơ sở tái chế phế liệu trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý ở huyện Vũ Thư chưa nghiêm túc.

Man United hòa Aston Villa, Erik ten Hag nguy cơ rời Old Trafford

Nhóm PV |

Tối 6.10 (giờ Việt Nam), Man United đã chia điểm Aston Villa tại vòng 7 Premier League.

Chiêu thức bán hàng có dấu hiệu nhập lậu trên mạng

Anh Tuấn |

Quản lý thị trường vừa tạm giữ lô nước hoa nghi nhập lậu, rao bán thường xuyên trên tài khoản Tiktoker Phan Thủy Tiên.

Nút thắt cổ chai gây ùn tắc trên đường Nguyễn Tuân

NGỌC THÙY |

Đường Nguyễn Tuân dài 720m, có diện tích lòng đường nhỏ hẹp, hiện tồn tại một “nút thắt cổ chai” gây ùn tắc giao thông thường xuyên.