Cần tăng thêm ngày nghỉ lễ, Tết cho người lao động

NAM DƯƠNG |

Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đang chuẩn bị được trình Quốc Hội khóa XIV, cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp thứ 8 tiếp tục quy định số ngày nghỉ lễ, Tết có hưởng nguyên lương trong một năm của người lao động (NLĐ) là 10 ngày. Trong khi đó, nhiều ý kiến đề nghị tăng thêm số ngày nghỉ này là 3 ngày/năm.

Công nhân phấn khởi nếu có thêm ngày nghỉ

Ông Nguyễn Thanh An - Chủ tịch Công đoàn (CĐ) Cty TNHH Việt Nam Samho - cho biết, đa phần các công nhân (CN) hiện nay đều mong muốn có thêm ngày nghỉ lễ, Tết vì thực tế số ngày nghỉ này hiện nay còn ít. Tương tự, ông Võ Văn Hùng - Chủ tịch CĐ Cty Hansae Việt Nam - cho hay, NLĐ trong Cty cũng rất mong có được thêm ngày nghỉ. Và cá nhân ông thấy điều này là cần thiết, còn việc sắp xếp ngày nghỉ này vào thời gian nào cho phù hợp thì Nhà nước nên tính toán, cân nhắc. Còn ông Củ Phát Nghiệp - Chủ tịch CĐ Cty PouYuen Việt Nam, nơi có trên 65.000 lao động - khẳng định: “CN rất phấn khởi nếu được có thêm ngày nghỉ hưởng lương”.

Ông Trần Văn Triều - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, LĐLĐ TP.Hồ Chí Minh - nói rằng: Trong rất nhiều hội nghị góp ý về Bộ luật Lao Động do các cấp CĐ thành phố tổ chức, nhiều NLĐ, cán bộ CĐ đã đề nghị tăng thêm ngày nghỉ lễ, Tết hưởng nguyên lương cho NLĐ. Theo ông Triều, đây là nguyện vọng chính đáng, vì số ngày nghỉ này của Việt Nam là còn ít, thấp nhất trong khu vực.

Không chỉ cán bộ CĐ mà ngay cả phía doanh nghiệp cũng cho rằng cần có thêm ngày nghỉ cho NLĐ. Tại “Hội nghị lấy ý kiến cán bộ Công đoàn, công chức, viên chức và NLĐ về Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi” do đoàn Đại biểu Quốc Hội TP.Hồ Chí Minh phối hợp với LĐLĐ TPHCM tổ chức mới đây, ông Nguyễn Thanh Minh (Cty TNHH Dệt Thái Tuấn) cho rằng, việc bố trí thêm ngày nghỉ cho NLĐ nên sắp xếp vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán. Vì thực tế, với văn hóa phương Đông, ngày nghỉ Tết vẫn là dịp quan trọng để sum họp gia đình, NLĐ có thêm thời gian để đi lại, nghỉ ngơi, thăm hỏi thân nhân, bạn bè.

Đồng tình với quan điểm này, ông Phan Công Minh - Tổng giám đốc Cty CP Việt Hưng - nói: “Thực tế đối với các doanh nghiệp dệt, may, da, giày, mỗi dịp Tết Nguyên đán, luôn phải cho NLĐ nghỉ khoảng 15 ngày. Dù có đơn hàng, yêu cầu NLĐ đi làm sớm thì cũng ít khi có đủ người. Do đó, việc tăng thêm ngày nghỉ lễ, Tết cho NLĐ cũng không ảnh hưởng gì đến kế hoạch sản xuất”.

Có cơ sở lịch sử

Lần đầu tiên, việc tăng thêm ngày nghỉ lễ, Tết được nêu ra khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đưa vào trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi để lấy ý kiến các cơ quan chức năng và người dân là 1 ngày, và dự định đó là ngày 27.7 hàng năm. Tuy nhiên, do còn nhiều ý kiến khác nhau, sau đó quy định này được rút lại. Khi Tổng LĐLĐVN đề xuất tăng thêm 3 ngày nghỉ vào dịp Quốc khánh kéo dài đến ngày khai trường 5.9, thì có ý kiến cho rằng không có cơ sở để xem xét. Vậy, có cơ sở để tăng ngày nghỉ cho NLĐ hay không?

Cũng trong “Hội nghị lấy ý kiến Cán bộ Công đoàn, công chức, viên chức và NLĐ về Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi” do đoàn Đại biểu Quốc Hội TP.Hồ Chí Minh phối hợp với LĐLĐ TPHCM tổ chức mới đây, phát biểu với tư cách cá nhân, ông Nguyễn Tất Năm - Trưởng Phòng Lao động-Tiền lương và BHXH, Sở LĐTBXH TP.Hồ Chí Minh, đã cho biết, Việt Nam chỉ có 10 ngày nghỉ lễ, Tết/năm; trong khi các nước bình quân là 17 ngày/năm, nước cao nhất là 22 ngày/năm. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, số ngày nghỉ lễ, Tết một năm của Việt Nam thấp nhất trong khu vực, chỉ có 10 ngày, trong khi Campuchia có 28 ngày, Philippines 19 ngày, Thái Lan, Indonesia 16 ngày... Trong khi đó, số giờ làm việc trong tuần và trong năm lại cao hơn so với nhiều nước.

Ông Năm đã đưa ra một dẫn chứng hết sức quan trọng, đó là, theo Sắc lệnh 22/SL ngày 18.2.1946 của Hồ Chủ Tịch, số ngày nghỉ lễ, Tết có hưởng lương đã là 18 ngày/năm và cho rằng: “Thời gian chiến tranh, chúng ta đã được nghỉ nhiều như thế, giờ chúng ta chỉ quy định 10 ngày/năm, như vậy phải chăng là phú quý giật lùi?”.

Trong buổi tiếp xúc với cử tri TP.Hải Phòng ngày 15.10, trước đề xuất tăng thêm ngày nghỉ lễ, Tết vào Quốc khánh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Văn phòng Chính phủ xem xét, cân đối các ý kiến.

NAM DƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Nhiều ý kiến thiết thực cho người lao động

BÙI THẾ ANH |

Mới đây, tại UBND tỉnh Sơn La, đồng chí Đinh Công Sỹ - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La - đã chủ trì Hội nghị tham gia ý kiến vào Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động

Minh Hạnh |

Theo đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động VN về dự thảo sửa đổi Bộ luật Lao động, cần cân nhắc đến các đối tượng là công nhân, lao động trực tiếp trong khu vực sản xuất, dịch vụ và một số ngành nghề đặc thù như giáo viên mầm non, tiểu học, người làm trong lĩnh vực nghệ thuật.

Góp ý Dự thảo Bộ Luật Lao động: Cần đảm bảo công bằng cho người lao động

Thành Nhân |

Ngày 12.10, Liên đoàn Lao động TP.Cần Thơ (LĐLĐ TP) tổ chức hội nghị đóng góp ý kiến vào dự thảo Bộ Luật lao động (sửa đổi).

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Cựu Chủ tịch FLC và 2 em gái xin giảm án

Việt Dũng |

Trong số 25 người kháng cáo, ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và em gái đều xin giảm nhẹ hình phạt và giảm trách nhiệm dân sự.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Giá vé máy bay Tết 2025 tăng, đắt nhất gần bằng 1 chỉ vàng

Chí Long |

Trước Tết Âm lịch vài tháng, giá vé máy bay nội địa dịp Tết có xu hướng tăng trung bình khoảng 5-8% so với cùng kỳ năm ngoái.