Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao - điểm nghẽn năng suất lao động

Minh Hạnh |

Hiện Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu tiếp tục là điểm nghẽn nâng cao năng suất lao động. Đây là chỉ tiêu duy nhất chưa đạt trong 15 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của năm 2022.

Năng suất lao động chính là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, do đó nhiều chính sách cải thiện năng suất lao động đã được ban hành nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao năng lực cạnh tranh hư: Nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và các chính sách cụ thể hỗ trợ ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ…

Những năm qua, năng suất lao động của Việt Nam có sự cải thiện đáng kể, tốc độ tăng trưởng năng suất lao động trong giai đoạn 2011-2015 đạt 5,5% và giai đoạn 2016-2020 đạt 6,4%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra là 5,0%.

Năng suất lao động quyết định năng lực cạnh tranh. Ảnh minh họa Trần Việt
Năng suất lao động quyết định năng lực cạnh tranh. Ảnh minh họa: Trần Việt

Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực và chênh lệch có xu hướng gia tăng. Trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, mặc dù năng suất lao động thấp nhưng tốc tăng trưởng tương đối cao do quá trình chuyển dịch cơ cấu. Trong khi đó, năng suất lao động của khu vực công nghiệp-xây dựng thấp và không ổn định, chủ yếu do tham gia ở phân khúc giá trị gia tăng thấp và sử dụng nhiều lao động, chưa thể hiện vai trò dẫn dắt và thúc đẩy tăng trưởng.

Năng suất lao động của khu vực dịch vụ giữ xu hướng tăng nhưng thiếu ổn định và dựa nhiều vào các ngành dịch vụ truyền thống.

Nguyên nhân do một số cơ chế, chính sách vẫn chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, ảnh hưởng đến hiệu quả phối hợp thực hiện các giải pháp và chưa xác định rõ ràng vai trò, trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương trong đảm bảo thực hiện thực chất và hiệu quả. Các chuyên gia cho rằng những rào cản chính đối với doanh nghiệp trong thúc đẩy năng suất lao động bao gồm: Sự bất định khi đầu tư vào công nghệ; năng lực đổi mới phản ánh qua chất lượng quản lý còn yếu kém; lực lượng lao động thiếu những kỹ năng cần thiết và thiếu nguồn vốn đầu tư.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, bà Vi Thị Hồng Minh - Phó Giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, hiện lao động qua đào tạo có chứng chỉ so với với lực lượng lao động còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp (chỉ 64,5% qua đào tạo, trong đó 24,5% có bằng cấp chứng chỉ). Do đó phải nắm được nhu cầu việc làm của doanh nghiệp sẽ giải quyết được bài toán nhu cầu và khi đã đáp ứng được nhu cầu của hai bên, lao động sau khi được đào tạo sẽ đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu.

Các doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ. Việc này, không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng để đầu tư, vì máy móc thiết bị phải phù hợp và đáp ứng được quy mô sản xuất. Song song với tăng kỹ năng của người lao động, doanh nghiệp phải sắp xếp lại quản trị để bố trí lao động hợp lý với định mức lao động để người lao động làm việc hết khả năng của mình. “Cần phải có sự kết nối giữa doanh nghiệp với các trường nghề để đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp khi cần lao động ở những vị trí việc làm như thế nào?”, bà Minh cho hay.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, làm chủ về lao động, việc làm, nâng cao trình độ tay nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội là quan trọng. Nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động ngày càng tiệm cận với khu vực và thế giới, dần dần thay thế cho các vị trí, công việc do chuyên gia nước ngoài đảm nhận.

Cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, tiếp tục là điểm nghẽn cho phát triển việc làm và nâng cao năng suất lao động. Cùng với đó, thị trường lao động phát triển không đồng đều, chưa đáp ứng nhu cầu của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Năng suất lao động tăng cao nhờ đảm bảo đời sống cho công nhân

Bảo Anh |

Nhờ có chính sách chăm lo tốt cho người lao động về mọi mặt, năng suất lao động, doanh thu, thu nhập của người lao động làm việc tại Công ty TNHH MTV cơ khí 17 (Bộ Quốc phòng) được nâng lên, từ đó đảm bảo đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người lao động.

Tăng năng suất lao động là cách giúp đạt thịnh vượng trước khi dân số già đi

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc thúc đẩy tăng năng suất lao động ở thời điểm này là cách tốt nhất giúp chúng ta đạt được thịnh vượng trước khi dân số già đi; là biện pháp hiệu quả để đạt được sự tăng trưởng bền vững.

Chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định tốc độ tăng năng suất lao động

NHÓM PV |

Nền kinh tế mở cửa trở lại, năng suất lao động của nước ta có sự cải thiện đáng kể, trong đó chất lượng nguồn nhân lực được coi là nhân tố quan trọng, quyết định tốc độ tăng năng suất lao động.

Vai trò của Công đoàn trong nâng cao năng suất lao động tại doanh nghiệp

Bảo Hân |

Sáng 21.9, Trường Đại học Công đoàn tổ chức Hội thảo khoa học “Vai trò của Công đoàn trong nâng cao năng suất lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp”.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN tiếp xúc cử tri Ninh Thuận trước kỳ họp Quốc hội

Long Linh |

Ninh Thuận - Sáng 27.9, tại TP Phan Rang - Tháp Chàm, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV.

Có thể nâng ngưỡng miễn thuế trong Dự thảo Luật thuế GTGT

Minh Ánh |

Hiện ngưỡng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh đang được xem xét nên là dưới 200 hay 300 triệu đồng/năm.

Trương Mỹ Lan xin tòa trả lại bộ kim cương và 2 túi Hermes

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, bị cáo Trương Mỹ Lan xin tòa trả lại một bộ trang sức kim cương hơn 30 carat và 2 túi xách Hermes bạch tạng.

Giá vàng nhẫn một đường bứt phá từ đầu năm 2024 đến nay

Phương Anh |

Từ đầu năm 2024 đến nay, thị trường vàng có nhiều biến động mạnh. Giá vàng nhẫn liên tục lập những kỷ lục mới, giá vàng miếng cũng liên tục “nhảy múa”.

Năng suất lao động tăng cao nhờ đảm bảo đời sống cho công nhân

Bảo Anh |

Nhờ có chính sách chăm lo tốt cho người lao động về mọi mặt, năng suất lao động, doanh thu, thu nhập của người lao động làm việc tại Công ty TNHH MTV cơ khí 17 (Bộ Quốc phòng) được nâng lên, từ đó đảm bảo đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người lao động.

Tăng năng suất lao động là cách giúp đạt thịnh vượng trước khi dân số già đi

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc thúc đẩy tăng năng suất lao động ở thời điểm này là cách tốt nhất giúp chúng ta đạt được thịnh vượng trước khi dân số già đi; là biện pháp hiệu quả để đạt được sự tăng trưởng bền vững.

Chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định tốc độ tăng năng suất lao động

NHÓM PV |

Nền kinh tế mở cửa trở lại, năng suất lao động của nước ta có sự cải thiện đáng kể, trong đó chất lượng nguồn nhân lực được coi là nhân tố quan trọng, quyết định tốc độ tăng năng suất lao động.

Vai trò của Công đoàn trong nâng cao năng suất lao động tại doanh nghiệp

Bảo Hân |

Sáng 21.9, Trường Đại học Công đoàn tổ chức Hội thảo khoa học “Vai trò của Công đoàn trong nâng cao năng suất lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp”.