Chính sách chăm lo bền vững, tạo niềm tin cho người lao động

Phương Linh |

Trong những năm qua, các chính sách như Mái ấm Công đoàn, Tết Sum vầy... do Công đoàn tỉnh Khánh Hòa thực hiện đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động (NLĐ).

Có Công đoàn Tết xa quê thêm hơi ấm

Những ngày này, ông Đoàn Ngọc Cứ - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Tín Thịnh (đóng tại Khu công nghiệp Suối Dầu, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) đang tất bật chuẩn bị cho kế hoạch chăm lo Tết cho đoàn viên, NLĐ từ nguồn lực Công đoàn.

9 năm qua, Tết Sum vầy Công đoàn đã trở nên thân thuộc, không thể thiếu với công nhân lao động (CNLĐ) Khu công nghiệp Suối Dầu (KCN).

Từ những cái Tết Công đoàn ban đầu đơn sơ với phần quà cho đoàn viên, CNLĐ xa quê do LĐLĐ tỉnh tổ chức, đến nay, mỗi CĐCS đều có “Tết Sum vầy” cho CNLĐ.

Từng tham gia 4 cái Tết Sum vầy công đoàn tổ chức, anh Nguyễn Văn Đức (quê Nghệ An), công nhân Công ty thủy sản ở KCN Suối Dầu gần 15 năm chia sẻ: “Cả năm làm việc vất vả, cuối năm với những lao động xa quê như tôi cũng chạnh lòng, nhưng rồi có Công đoàn Công ty, Công đoàn KCN, LĐLĐ tỉnh tổ chức Tết Sum vầy, gặp đông anh em lao động xa quê, lao động khó khăn cùng nhau ăn bữa cơm đoàn viên, có bánh chưng, có thi cắm hoa, có thi gói quà, đi chợ Tết 0 đồng... vừa vui, vừa thấy được sống trong không khí đoàn viên”.

Với nhiều CNLĐ ở Khánh Hòa, dấu ấn tổ chức Công đoàn ở Tết Sum vầy mang sự khác biệt mà không phải tổ chức nào cũng có. Đó là hình ảnh áo xanh Công đoàn mang Tết Sum vầy đến nhà trọ công nhân, đến với những đoàn viên gác chắn đường sắt, đến với những nhân viên ngành Y tế phải làm việc xuyên Tết...

Khác với Tết Sum vầy, chương trình xây dựng nhà Mái ấm Công đoàn (MÂCĐ) cho đoàn viên qua hơn 15 năm cũng đã khẳng định chính sách mang ý nghĩa thiết thực, có tính căn cơ tạo cần câu cơm cho đoàn viên về lâu dài.

Chị Nguyễn Thị Mộng Tuyền, công nhân Công ty CP Giấy Rạng Đông (huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) khẳng định: “Nếu không có nguồn lực 50 triệu đồng ban đầu của Công đoàn Khánh Hòa hỗ trợ xây nhà mái ấm thì 3 mẹ con tôi chưa biết khi nào mới có được ngôi nhà”.

Chồng mất sớm, một mình chị Tuyền đi làm nuôi 2 con, ở nhờ nhà mẹ trong ngôi nhà 3 thế hệ chật hẹp. Khát khao có một mái nhà riêng an toàn hơn để mẹ con tránh trú mùa mưa nhưng lương công nhân 6 triệu đồng chỉ đủ để 3 mẹ con chi tiêu.

Xét hoàn cảnh của chị, Công đoàn hỗ trợ 50 triệu đồng để chị Tuyền có động lực vay mượn thêm và xây căn nhà cấp 4 với diện tích 60m2 khang trang.

Và đã có hơn 500 gia đình đoàn viên như thế tại Khánh Hòa được thụ hưởng từ chương trình trong những năm qua.

Mong có thêm nhiều chương trình chăm lo bền vững

24 năm làm công tác công đoàn, theo ông Đoàn Ngọc Cứ, nguyện vọng lớn nhất của người lao động là có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống được nâng cao. Vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam đối với người lao động là không thể thay đổi.

“Công đoàn không chỉ nhiệm vụ chăm lo mà còn phải đảm bảo việc làm cho NLĐ. Đặc biệt với đặc thù CNLĐ ở các KCN tập trung đông lực lượng lao động, thành phần còn nhiều khó khăn. Tôi kỳ vọng Đại hội Công đoàn Việt Nam sắp tới sẽ quan tâm hơn đến vấn đề Bảo hiểm Xã hội, thêm nhiều chương trình dành cho đoàn viên như MÂCĐ hay Tết Sum vầy... để đoàn viên được hưởng nhiều phúc lợi tốt hơn nữa” - ông Cứ nói.

Theo bà Trần Thị Hương - Phó Chủ tịch LĐLĐ Khánh Hòa, các chương trình MÂCĐ, Tết Sum vầy... những năm qua đã góp phần chăm lo rất lớn cả về vật chất và tinh thần cho đoàn viên, NLĐ. Điều này không chỉ giúp đoàn viên thấy được sự khác biệt mà còn khẳng định được vai trò điểm tựa của tổ chức.

Chăm lo, bảo vệ đoàn viên không chỉ kịp thời mà còn phải mang tính lâu dài, bền vững. Vì thế trước thềm đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiều đoàn viên, NLĐ Khánh Hòa kỳ vọng Đại hội sẽ đưa ra những định hướng quan trọng để xây dựng phúc lợi tốt hơn cho đoàn viên từ mỗi CĐCS.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Người lao động mong sớm có thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp

Nguyễn Thanh Nhàn (Chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp, khu kinh tế tỉnh Đồng Tháp) |

Hiện 3 khu công nghiệp ở Đồng Tháp thu hút gần 12.000 đoàn viên làm việc, nhưng chưa được đầu tư thiết chế văn hóa.

Người lao động là tài sản quý nhất

Hà Anh |

Đó là quan điểm của lãnh đạo Công ty Cổ phần Tiên Hưng (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) trong những năm vừa qua. Và tại công ty đã thành lập Ban chỉ đạo, trong đó, Công đoàn là cơ quan thường trực, có trách nhiệm chủ động và phối hợp với lãnh đạo triển khai thực hiện các hoạt động mang lại hiệu quả cho đoàn viên, người lao động (NLĐ).

Giải quyết tình trạng nợ lương, BHXH, bảo đảm quyền lợi của người lao động

Quế Chi (ghi) |

Trước thềm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Báo Lao Động tiếp tục ghi nhận tâm tư, gửi gắm của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động các cấp.

Kịp thời chăm lo cho đoàn viên, người lao động khó khăn

Kiều Vũ |

Hà Nội - Liên đoàn Lao động quận Long Biên đã thăm hỏi, trao trợ cấp kịp thời cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.