NỮ CHỦ TỊCH CĐ NGÀNH GDĐT KIÊN GIANG:

Chỗ dựa nhân ái cho hàng ngàn giáo viên kém may mắn

LỤC TÙNG |

Không chỉ là người tham mưu và góp công hình thành, bằng sự linh động của mình, cô Lâm Thị Mạnh (SN 1969) - Chủ tịch CĐ ngành GDĐT Kiên Giang - đã nâng chất hoạt động, biến Chương trình “Tiếp sức người thầy” thành chỗ dựa nhân ái cho hàng ngàn giáo viên (GV) kém may mắn...

“Chiếc phao” nhân ái

“Tôi như được tái sinh từ Chương trình Tiếp sức người thầy...” - cô Phan Thị Thu Hương - GV Trường Tiểu học Nguyễn Hiền (TP.Rạch Giá) nhớ lại. Chồng mất sớm, một mình cô chật vật nuôi 2 con nhỏ với đồng lương nghề giáo. Cuộc sống càng thêm khó khăn khi năm 2018 phát hiện mắc bệnh hiểm nghèo. Phần vì lo bệnh tật, phần lo cho tương lai của con, nỗi lo cứ bám riết vào tận giấc ngủ... Nhìn cô ngày một suy sụp, nhiều người cứ ngỡ... Thế rồi như phép màu, cô gượng dậy vẫn tiếp tục sự nghiệp trồng người và mạnh mẽ chống chọi với căn bệnh. Không phải chỉ vì chương trình đã hỗ trợ số tiền khá lớn so với mặt bằng chung (hơn 50 triệu đồng) mà sự kịp thời và tính nhân văn của nó. “Giữa lúc bơ vơ, suy sụp, mất phương hướng, sự xuất hiện của chương trình như chiếc phao vững chải để tôi an tâm và có thêm nghị lực để vượt qua khó khăn trong cuộc sống, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người” - cô Thu Hương chia sẻ.

Đây là một trong số gần 2.700 thầy, cô giáo kém may mắn (bị tai nạn, rủi ro, ốm đau, bệnh tật hiểm nghèo, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn) được chương trình hỗ trợ từ năm 2011 đến nay. Cái hay ở đây là định mức có thể co-giãn theo từng hoàn cảnh, từng nhu cầu của vụ việc. Thông thường định mức hỗ trợ từ 10-30 triệu đồng/trường hợp, nhưng có khi, mức hỗ trợ lên đến 50 triệu như trường hợp cô Hương. Thậm chí, có khi chương trình hỗ trợ lên đến số tiền hàng trăm triệu đồng. Bởi bên cạnh định mức chung, tùy vào từng cảnh đời mà chúng tôi có thêm chương trình kêu gọi sự đóng góp từ nguồn lực xã hội.

Như trường hợp thầy Trương Văn Vui - cựu GV Trường Hồng Bàng (TP.Rạch Giá). Do phải nuôi người con mắc bệnh tâm thần, cuộc sống sau ngày nghỉ hưu của thầy rất khó khăn, suốt 7 năm không có khả năng trả tiền thuê nhà trọ. Cám cảnh đó, sau khi quyết định hỗ trợ ở mức cao nhất, chương trình còn phát động kêu gọi rộng rãi. Kết quả là thầy Vui được hỗ trợ đến 120 triệu đồng.

Không chỉ hỗ trợ, giúp đỡ GV đang công tác, hoặc nghỉ hưu bệnh có hoàn cảnh kém may mắn... vào các dịp lễ, tết, chương trình còn xét hỗ trợ GV có hoàn cảnh khó khăn số tiền 1-3 triệu đồng, hỗ trợ cất nhà cho GV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở nhưng chưa đủ điều kiện nhận “Mái ấm CĐ”, với mức 20-30 triệu đồng/căn.

“Kiến trúc sư trưởng”

Không chỉ là người tham mưu hình thành chương trình trong vai trò Phó Chủ tịch CĐ ngành, cô Mạnh còn như vị kiến trúc sư trưởng trong việc cơ cấu lại chương trình từ chỗ tự phát, nhỏ lẻ, thụ động... vươn lên chính quy, hiện đại như hôm nay.

Năm 2005, khi về làm Phó Chủ tịch CĐ ngành GDĐT Kiên Giang, sự am hiểu từ thực tiễn cơ sở đã giúp cô Mạnh chủ động góp ý, tham mưu để năm 2010 CĐ ngành GDĐT Kiên Giang hình thành Chương trình hỗ trợ nhà giáo ốm đau, bệnh tật. Theo đó, khi phát hiện trường hợp GV gặp khó khăn, CĐ đứng ra phát động toàn thể đoàn viên, CBCNVLĐ trong ngành đóng góp... Do không quy chế về định mức, chủ yếu là lòng hảo tâm, nên chương trình hoạt động theo phương thức: Sau khi phát hiện mới phát động nên sự hỗ trợ không đồng đều và thường mất khá nhiều thời gian sau phát động mới nhận được. Trong khi đó, toàn tỉnh có gần 24.000 GV, trong đó nhiều người từ nhiều địa phương khác theo chương trình mời gọi của tỉnh, nên rất dễ “tổn thương” mỗi khi có “sự cố”. Vì vậy đến năm 2012, khi lên làm Chủ tịch CĐ ngành GDĐT Kiên Giang, rút kinh nghiệm từ thực tế và bằng suy nghĩ linh động, cô Mạnh đã chủ động tham mưu, đề xuất và được Giám đốc Sở GDĐT Kiên Giang ủng hộ nâng chất chương trình từ chỗ tự phát, nhỏ lẻ lên thành chính quy hiện đại. Cụ thể là xây dựng thành Chương trình “Tiếp sức người thầy”.

Đầu tiên, phát động 1.000 đồng/giáo viên/tháng. Sau đó, trước nhu cầu thực tiễn, cần mở rộng đã nâng mức đóng góp tăng lên 2.000 đồng/giáo viên/tháng. Và đến năm học 2016-2017, được sự đồng ý của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang, chương trình chính thức nâng mức đóng góp lên 1 ngày lương thực lĩnh/giáo viên/năm với quy chế thu-chi rõ ràng, đúng quy định tài chính.

Đến nay, sau chưa đầy 7 năm hoạt động, Chương trình đã giúp gần 2.700 thầy, cô giáo với tổng số tiền khoảng 5 tỉ đồng. Trong đó, hỗ trợ thầy cô kém may mắn (bị tai nạn, rủi ro, ốm đau, bệnh tật hiểm nghèo..) từ 10-30 triệu đồng/trường hợp, hỗ trợ thầy cô khó khăn dịp lễ, tết 1-3 triệu đồng/trường hợp và hỗ trợ cất nhà cho thầy cô đặc biệt khó khăn về nhà ở nhưng chưa đủ điều kiện nhận “MÂCĐ”, với mức 20-30 triệu đồng/căn. Những sáng tạo này không chỉ giúp cho tổ chức CĐ có được sự chủ động trong chăm lo đoàn viên, người lao động trong ngành, mà thông qua đó đã lan tỏa đi thông điệp nhân ái, dấy lên phong trào quan tâm chăm lo giúp đỡ đồng nghiệp trong từng cơ sở giáo dục. Qua đó, góp phần quan trọng xây dựng đoàn kết nội bộ, giáo dục lòng nhân ái, tinh thần tương thân, biết quan tâm, chia sẻ lẫn nhau.

“Hơn thế nữa, tuy không hiện hữu trong chương trình, nhưng những việc làm nhân ái này như một nội dung giáo dục rất cụ thể và sinh động về lòng nhân ái, có tác dụng mạnh mẽ, thiết thực hơn cả giờ học chính khóa trong cơ sở GDĐT đó còn là nền tảng vững chắc để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng toàn diện hơn...” - Giám đốc Sở GDĐT Kiên Giang Nguyễn Thị Minh Giang tự hào chia sẻ.

LỤC TÙNG
TIN LIÊN QUAN

Sớm hoàn thiện các công trình tại Khu tưởng niệm Gạc Ma

P.Linh |

Ngày 8.3, đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đến thăm và làm việc với Ban quản lý Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa).

140 nữ công nhân lao động ngành yến sào thi “khéo tay hay làm”

P.Linh |

Với chủ đề “tinh hoa ẩm thực yến sào và phụ nữ Việt Nam", trong thời gian ngắn, những chị em công nhân, nhà nghiên cứu, nhân viên kinh doanh thị trường… trở về là người nội trợ tài hoa.

LĐLĐ tỉnh Lai Châu: Tổ chức giao lưu nữ lãnh đạo quản lý của tỉnh

Xuân Nghĩa - LĐLĐ tỉnh Lai Châu |

Ngày 8.3, đúng ngày Quốc tế Phụ nữ, tại TP.Lai Châu, LĐLĐ tỉnh Lai Châu tổ chức buổi gặp mặt, giao lưu nữ lãnh đạo quản lý của tỉnh.

Tạm giữ thêm Phó TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị

NHÓM PV |

Thái Bình - Công an tỉnh Thái Bình tiếp tục ra Lệnh tạm giữ hình sự Phó Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng 2 phóng viên.

Cập nhật giá vàng sáng 27.9: Vàng nhẫn hừng hực tăng

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 27.9: Đà tăng giá của vàng chưa dừng lại. Vàng nhẫn tròn trơn 9999 phá đỉnh mới 83 triệu đồng/lượng.

Biểu tượng tâm linh 70 tỉ đồng đang thi công ở Lào Cai

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau khoảng 10 tháng thi công, dự án Tháp Kim Thành ở tỉnh biên giới Lào Cai đã thành hình.

Tại sao Man United từng từ chối Ivan Toney?

An An |

Ivan Toney từng được coi là bản hợp đồng lý tưởng với Man United nhưng cuối cùng, thương vụ này vẫn không thể xảy ra.

Việt Nam xếp thứ 44 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Minh Hạnh |

Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế đổi mới sáng tạo toàn cầu (ĐMST), tăng 2 bậc so với năm 2023.

Sớm hoàn thiện các công trình tại Khu tưởng niệm Gạc Ma

P.Linh |

Ngày 8.3, đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đến thăm và làm việc với Ban quản lý Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa).

140 nữ công nhân lao động ngành yến sào thi “khéo tay hay làm”

P.Linh |

Với chủ đề “tinh hoa ẩm thực yến sào và phụ nữ Việt Nam", trong thời gian ngắn, những chị em công nhân, nhà nghiên cứu, nhân viên kinh doanh thị trường… trở về là người nội trợ tài hoa.

LĐLĐ tỉnh Lai Châu: Tổ chức giao lưu nữ lãnh đạo quản lý của tỉnh

Xuân Nghĩa - LĐLĐ tỉnh Lai Châu |

Ngày 8.3, đúng ngày Quốc tế Phụ nữ, tại TP.Lai Châu, LĐLĐ tỉnh Lai Châu tổ chức buổi gặp mặt, giao lưu nữ lãnh đạo quản lý của tỉnh.