Đào tạo nghề để công nhân tìm được việc làm mới

Quế Chi |

Mất việc sau nhiều năm làm công nhân khiến không ít lao động lo lắng, bối rối. Theo các chuyên gia, hỗ trợ đào tạo nghề là khâu quan trọng để công nhân nhanh tìm được cơ hội việc làm mới.

Không dễ dàng khi tìm việc mới

Sau 14 năm làm công nhân trong Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội), mới đây chị Nguyễn Thị Thanh (quê Vĩnh Phúc) bị mất việc.

Một số đồng nghiệp của chị Thanh về quê sau khi mất việc, nhưng nữ công nhân này quyết định vẫn thuê trọ tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội. Lý do là vì chồng chị Thanh đã có công việc thu nhập tốt; việc học tập của các con đang ổn định.

“Tôi về quê thì gia đình sẽ rơi cảnh mỗi người một nơi. Nếu cả gia đình đều về quê thì sẽ không phải thuê nhà, nhưng lại rất khó tìm việc cho cả 2 vợ chồng. Ở tuổi đều đã ngoài 30 như chúng tôi, kiếm việc mới không phải là điều dễ dàng, nhất là ở quê” - người mẹ 2 con này cho biết.

Sau khi mất việc, chị Thanh không có ý định tiếp tục làm công nhân. Từ giới thiệu của một người bạn, chị Thanh xin làm công tác tuyển sinh cho một trường dạy nghề có trụ sở tại xã Hải Bối (huyện Đông Anh, Hà Nội). Nửa tháng nay, hằng ngày chị đến trường để học nghề, học các kỹ năng như: Giao tiếp, bán hàng, “chạy” quảng cáo trên mạng…

“Công việc mới đòi hỏi những kỹ năng hoàn toàn mới mà tôi không có được khi làm trong nhà máy. Tôi giống như một người bắt đầu lại từ đầu khi tuổi đã cao, sức khỏe, sự nhanh nhẹn cũng kém...” - chị Thanh nói.

Từ khi đến “thực tập” tại trường đến nay, chị Thanh chưa mời được khách nào, vì vậy chưa có thu nhập.

“Nếu mời được người vào học trong trường, tôi mới được hưởng hoa hồng, có thu nhập” - nữ công nhân mất việc cho biết.

Cần phải quan tâm đến đào tạo nghề mới sau khi mất việc

Khác với chị Thanh, sau khi mất việc, chị N.T.H (xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội) đi tìm việc trong khu công nghiệp nhưng không công ty nào nhận do đã quá tuổi.

Một người hàng xóm thấy chị khó khăn khi kiếm việc làm đã rủ chị đi làm công việc tuyển người đi lao động nước ngoài; đi học và môi giới bất động sản. Vừa qua, sau quá trình học tập chăm chỉ, chị vẫn chưa thể vượt qua kỳ thi sát hạch (chỉ được 38/50 câu), nên chưa được vào nhóm chính thức đi làm.

“Những công việc này đòi hỏi những kỹ năng hoàn toàn mới mà tôi rất yếu nên tôi gặp rất nhiều khó khăn. Dù tôi khá hoạt ngôn nhưng nghề này đòi hỏi các kiến thức nền khác về pháp lý cũng như các kỹ năng mềm khác - những thứ tôi rất thiếu” - chị H tâm sự. Nếu được nhận vào làm chính thức, chị H sẽ có thu nhập từ khoản hoa hồng khi mời được khách hàng, chứ không có lương cứng.

Ông Lê Đình Quảng - Phó ban Chính sách pháp luật (Tổng LĐLĐVN) - cho biết, đối với những người lao động mất việc, đằng sau họ là cả gia đình, con cái, nên việc di chuyển đến địa phương khác để có công việc mới gặp rất nhiều khó khăn.

“Số mất, giảm việc làm này chủ yếu rơi vào những ngành thâm dụng lao động, lao động giản đơn, lao động có tuổi. Người lao động trong trường hợp này rất khó tìm việc làm” - ông Quảng nói.

Theo ông Lê Đình Quảng, bên cạnh doanh nghiệp cần phát triển sản xuất để tăng nhu cầu tuyển dụng thì bản thân người lao động phải nhận thức được rõ hơn về cơ chế thị trường, về rủi ro mất việc làm, từ đó trở nên linh hoạt, thích ứng trong môi trường làm việc mới.

“Muốn vậy, người lao động phải trang bị kỹ năng nghề nghiệp. Khi mất việc làm thì phải quan tâm đến đào tạo nghề mới phù hợp với điều kiện để tìm được công việc mới, bền vững chứ không chỉ chú trọng đến trợ cấp thất nghiệp” - ông Quảng nói.

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Không chỉ trợ cấp tiền, cần đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Các chuyên gia cho rằng, hỗ trợ cho người lao động cần chú trọng nhiều hơn vào đào tạo, duy trì việc làm bền vững, tăng khả năng chống chịu trước các “cú sốc”, chứ không chỉ là trợ cấp tiền.

Tuyển sinh 1.055.000 người vào các trường đào tạo nghề

Hoàng Quang |

Theo số liệu của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), trong công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp (GDNN), 6 tháng đầu năm 2023 đã tuyển sinh được 1.055.000 người (đạt 46% kế hoạch năm 2023).

Chuyển đổi số trong đào tạo nghề, giảm tỉ lệ thanh niên thất nghiệp

LƯƠNG HẠNH |

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cứ 10 thanh niên thì có 1 người bị thất nghiệp. Do đó, nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số trong tất cả lĩnh vực, bao gồm cả giáo dục nghề nghiệp sẽ góp phần cải thiện khả năng làm việc và năng suất lao động của dân số trong độ tuổi lao động.

Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động doanh nghiệp nhỏ và vừa từ ngày 23.9

Hoàng Quang |

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 52/2023/TT-BTC hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 9 năm 2023.

Kiến nghị Ban hành các chính sách có tính đột phá về đào tạo nghề

Kiều Vũ |

Hà Nội – Tại Đại hội VII Công đoàn Ngân hàng Việt Nam với sự tham gia, chỉ đạo của bà Nguyễn Thị Hồng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; ông Huỳnh Thanh Xuân – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc Thường trực, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, tổng hợp kiến nghị, đề xuất của đoàn viên, người lao động đã được công bố.

Chủ tịch Quốc hội kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ ở Thái Nguyên

Lam Thanh |

Ngày 12.9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thăm, động viên nhân dân vùng ngập lụt và kiểm tra tình hình khắc phục thiệt hại do mưa lũ tại tỉnh Thái Nguyên.

Chuỗi cà phê nổi tiếng gây tranh cãi vì cách ủng hộ bão lũ

Anh Tuấn |

Bài đăng tải ủng hộ bão lũ của thương hiệu đồ uống nổi tiếng bất ngờ tạo ra những phản ứng trái chiều. Trong chưa đầy 24 giờ, đã có hơn 20 nghìn lượt phẫn nộ.

Khởi tố Chánh văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh

Vân Trường |

Chánh Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cùng thuộc cấp và đồng phạm vừa bị khởi tố.