Được tăng trợ cấp, người có công đỡ làm phiền con cháu

Mạnh Cường |

Số tiền tăng trợ cấp từ ngày 5.9.2023 theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP của Chính phủ được nhiều người có công sử dụng để mua thêm thuốc, số tiền này cũng phần nào giúp họ đỡ làm phiền các con.

Ông Phạm Văn Rậu (78 tuổi, Nam Định) chia sẻ, số tiền trợ cấp hiện tại không đủ để bản thân lo cho cuộc sống. Một phần vì trợ cấp thấp, phần nữa vì vợ ông mới mất, đồng nghĩa khoản lương hưu của bà cũng không còn, tiền tuất hàng tháng của vợ sẽ không đủ.

Ông Rậu có 2 khoản trợ cấp, tổng cộng 3.056.000 đồng/tháng. Trong đó, 1.443.000 đồng là trợ cấp thương tật, 1.613.000 đồng còn lại là trợ cấp mất sức.

Ông Rậu cho rằng số tiền trợ cấp hơn 3 triệu đồng hiện tại vẫn phải phiền muộn con cái. Ảnh: Mạnh Cường.
Ông Rậu cho rằng số tiền trợ cấp hơn 3 triệu đồng là chưa đủ, ông vẫn phải làm phiền con cái. Ảnh: Mạnh Cường

“Với nhiều người bình thường ở quê, số tiền 3 triệu đồng giúp họ có cuộc sống ổn định thậm chí dư dả nếu biết tiết kiệm. Nhưng với những người thương binh như chúng tôi, số tiền này thực sự không đủ, cuộc sống rất khó khăn” - ông Rậu ngậm ngùi.

Chia sẻ kỹ hơn, ông Rậu cho biết, hiện tại bản thân ông đang bị 3 căn bệnh là hen phế quản, phì đại tiền luyệt tuyến và đau thần kinh tọa hành hạ. Việc đi lại vô cùng khó khăn, mỗi tháng tiêu tốn ít nhất 2 triệu đồng tiền thuốc.

Hàng tháng, dù ăn uống tiết kiệm, ông Rậu cũng phải chi ra 2,2 triệu đồng tiền sinh hoạt và cỗ bàn, tổng chi 4,2 triệu đồng, chưa kể các khoản khác phát sinh. Số tiền còn thiếu, ông đều phải nhờ con hỗ trợ.

Cửa hàng sửa chữa xe đạp nhỏ của ông Rậu tạm đóng cửa. Ảnh: Mạnh Cường.
Cửa hàng sửa chữa xe đạp nhỏ của ông Rậu tạm đóng cửa. Ảnh: Mạnh Cường.

Vì thế, ông Rậu đã quyết định làm thêm nghề sửa chữa xe đạp cho người dân trong làng. Công việc này mang về thu nhập cho ông khoảng 600.000 đồng đến 1 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, vài tháng gần đây, cơ thể suy yếu nên ông đã tạm nghỉ. Tháng vừa rồi, vợ ông mất, nguồn lương hưu của bà không còn nên cuộc sống càng trở nên khó khăn.

Khi được hỏi số tiền trợ cấp tăng thêm, dự định sẽ làm gì, ông Rậu tâm sự: "Có tiền, tôi chỉ muốn mua loại thuốc tốt hơn để cải thiện sức khỏe. Có sức khỏe, tôi mới quay trở lại nghề sửa chữa xe đạp được để có thêm thu nhập đỡ phiền muộn con. Tuổi này, sức khỏe yếu làm gì còn ai thuê nữa”.

Ông Phạm Văn Dương (79 tuổi, Nam Định) cho biết số tiền trợ cấp chất độc da cam 2.062.000 đồng mỗi tháng chỉ đủ mua thuốc và cỗ bàn hàng tháng. Tiền sinh hoạt, ăn uống, 2 người con vẫn phải hỗ trợ hàng ngày khiến ông thấy rất khổ tâm.

“Mỗi tháng, tôi phải dùng 4 hộp thuốc để chống chọi với bệnh tai biến và thoái hóa khớp, đãng trí. Không có tiền mua loại tốt, chỉ dám mua loại trung bình nhưng cũng đã 1,3 triệu đồng. Cỗ bàn 3 đám/tháng vừa hết tiền trợ cấp” - ông Dương cho hay.

Số tiền trợ cấp chất độc màu da cam hàng tháng của ông Dương. Ảnh: Mạnh Cường.
Số tiền trợ cấp chất độc màu da cam hằng tháng của ông Dương. Ảnh: Mạnh Cường.

Để bồi bổ sức khỏe cho cha, người con gái trong miền Nam gửi về cho ông 1,5 triệu mỗi tháng. Số tiền này, ông đưa cho người con cả sống cùng để lo cơm nước nhưng anh chỉ lấy 1 triệu đồng, 500.000 đồng còn lại để ông chi tiêu các việc phát sinh thường ngày.

Vì vậy, với số tiền trợ cấp tăng thêm theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP, ông Dương cho biết sẽ đưa hết cho con cả để anh đỡ vất vả, bởi sau lưng anh còn gia đình 4 thành viên, công việc tự do không ổn định nên cũng chẳng có dư.

Từ ngày 5.9.2023, Nghị định 55/2023/NĐ-CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực thi hành. Theo Nghị định này, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng từ 1.624.000 đồng lên 2.055.000 đồng/tháng.

Mạnh Cường
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất tăng mức trợ cấp thất nghiệp, hạn chế rút bảo hiểm xã hội 1 lần

LƯƠNG HẠNH |

Tổ chức Lao động quốc tế và Ngân hàng Thế giới cho rằng, Việt Nam nên mở rộng diện bao phủ và tăng mức trợ cấp thất nghiệp, bổ sung các cơ chế hiệu quả nhằm hạn chế việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần.

Cách tiết kiệm hiệu quả trong thời "bão giá"

Mạnh Cường |

Giá điện, nước đều tăng, gần đây nhất, xăng cũng tăng giá 6 lần liên tiếp. Dự kiến thời gian tới, một loạt các nhu cầu thiết yếu khác tăng theo. Vậy làm thế nào để tiết kiệm hợp lý trước thời "bão giá"?

Đề xuất trợ cấp gia đình có hạn chế người lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần?

Mạnh Cường |

Để ngăn tình trạng rút bảo hiểm xã hội 1 lần diễn ra phổ biến, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề xuất bổ sung trợ cấp gia đình hỗ trợ kinh tế cho người lao động. Trợ cấp gia đình gồm: hỗ trợ học phí, miễn phí tiêm chủng cho con lao động…

Đề nghị xem xét lại pháp lý vụ biệt thự “đẹp nhất Cà Mau”

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Trên cơ sở thẩm định của Sở Tư pháp, UBND tỉnh đề nghị xem xét lại các văn bản liên quan, xử lý đúng pháp luật.

Các suối nội ô TP Biên Hòa ô nhiễm cao, anion vượt 27 lần

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Suối Linh có chất lượng nước kém nhất, phenol vượt 3,4 lần, chất hoạt động bề mặt anion vượt hơn 27 lần so ngưỡng bảo vệ sức khỏe con người.

Nữ doanh nhân chuyên hối lộ trong vụ án chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Trong vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2, mặc dù không bị đề nghị truy tố, song sai phạm của bà Nguyễn Thị Thanh Hằng tiếp tục được đề cập.

Kỷ luật một số cán bộ vi phạm ở Phú Yên

Hoài Luân |

Phú Yên - Ngày 7.10, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên đã có thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25 của UBKT Tỉnh ủy (khóa XVII).

Cái gì doanh nghiệp cũng phải đi xin sẽ làm mất thời cơ

PHẠM ĐÔNG |

Nhà nước không can thiệp vào quản trị doanh nghiệp nhưng cái gì doanh nghiệp cũng phải đi xin, phải làm thủ tục sẽ mất thời cơ, mất cơ hội kinh doanh.

Đề xuất tăng mức trợ cấp thất nghiệp, hạn chế rút bảo hiểm xã hội 1 lần

LƯƠNG HẠNH |

Tổ chức Lao động quốc tế và Ngân hàng Thế giới cho rằng, Việt Nam nên mở rộng diện bao phủ và tăng mức trợ cấp thất nghiệp, bổ sung các cơ chế hiệu quả nhằm hạn chế việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần.

Cách tiết kiệm hiệu quả trong thời "bão giá"

Mạnh Cường |

Giá điện, nước đều tăng, gần đây nhất, xăng cũng tăng giá 6 lần liên tiếp. Dự kiến thời gian tới, một loạt các nhu cầu thiết yếu khác tăng theo. Vậy làm thế nào để tiết kiệm hợp lý trước thời "bão giá"?

Đề xuất trợ cấp gia đình có hạn chế người lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần?

Mạnh Cường |

Để ngăn tình trạng rút bảo hiểm xã hội 1 lần diễn ra phổ biến, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề xuất bổ sung trợ cấp gia đình hỗ trợ kinh tế cho người lao động. Trợ cấp gia đình gồm: hỗ trợ học phí, miễn phí tiêm chủng cho con lao động…