Giải pháp để thêm cơ hội an cư cho công nhân, người lao động

Cao Nguyên |

Quỹ đất dành cho xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) hạn chế; việc triển khai các dự án còn chậm; trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư còn mất nhiều thời gian… khiến nguồn cung khan hiếm đẩy giá nhà lên cao. Chính vì vậy, cần ban hành quy định riêng rút ngắn trình tự, thủ tục; ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án NƠXH để tăng thêm cơ hội an cư cho công nhân, người lao động.

Công nhân có nhu cầu nhà ở rất cao

Trong 6 tháng đầu năm 2024, giá giao dịch chung cư thương mại tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh bị đẩy lên cao do thị trường khan hiếm nguồn cung. Ngay cả phân khúc NƠXH cũng ở vào hoàn cảnh tương tự.

Một trong những vấn đề lớn hiện nay nằm ở việc chi phí tạo lập quỹ đất đầu vào tăng cao khiến chủ đầu tư rất khó cân đối giá đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, vướng mắc về pháp lý, cơ chế ưu đãi, trình tự lựa chọn chủ đầu tư hay như với diện tích eo hẹp… sẽ rất khó để đưa giá bán sản phẩm xuống thấp hơn.

Trong buổi làm việc với Tổ công tác thuộc Đoàn giám sát của Quốc hội về chính sách, pháp luật quản lý thị trường và phát triển NƠXH vào đầu tháng 7, đại diện UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) cho biết, công nhân rất có nhu cầu tiếp cận nhà ở, ổn định cuộc sống và điều kiện làm việc. UBND huyện Mê Linh kiến nghị, cần sớm có cơ chế, tạo điều kiện để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đôn đốc các dự án phát triển đô thị sử dụng vốn ngoài ngân sách, sớm đầu tư, hoàn thành hạ tầng để đầu tư NƠXH trên địa bàn.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đình Việt khẳng định, thông qua quá trình khảo sát tại một số dự án, Tổ công tác đã nắm bắt được nhiều thông tin, dữ liệu hữu ích để phục vụ, tham mưu cho Đoàn giám sát của Quốc hội.

Đặc biệt về quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép thực hiện dự án đầu tư bất động sản, NƠXH; khó khăn do chậm định giá đất, về tiếp cận vốn vay theo lãi suất vay thương mại; đưa ra kiến nghị về không đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án NƠXH, quy định và thủ tục xác nhận đối tượng được mua NƠXH. Phó Chủ nhiệm Nguyễn Đình Việt nêu rõ, Tổ công tác ghi nhận các kiến nghị và sẽ được tổng hợp đầy đủ, báo cáo Đoàn giám sát, các cơ quan chức năng.

Quỹ đất còn hạn chế

Báo cáo của Sở Xây dựng TP Hà Nội cho biết, đối với phát triển NƠXH, dù đã thực hiện đúng quy định về quy hoạch bố trí quỹ đất xây dựng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn của thành phố.

Ngoài ra, quỹ đất dành cho xây dựng NƠXH còn hạn chế; việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở công nhân còn chậm; trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng NƠXH theo hình thức đấu thầu còn mất nhiều thời gian.

Từ đòi hỏi của thực tiễn, Sở Xây dựng TP Hà Nội kiến nghị, cần ban hành quy định riêng rút ngắn trình tự, thủ tục, thời gian lựa chọn chủ đầu tư dự án NƠXH theo hình thức đấu thầu; ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án NƠXH.

Quy định rút ngắn tối đa trình tự thực hiện thủ tục giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án NƠXH so với các dự án bất động sản khác; giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch ngay sau khi có chủ trương đầu tư dự án, trước khi lựa chọn chủ đầu tư nhằm giảm tối đa thời gian thực hiện dự án.

“Các bộ, ngành cần sớm ban hành hướng dẫn việc quản lý, sử dụng khoản tiền sử dụng đất phải nộp đối với quỹ đất 20% tại dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị theo quy định pháp luật liên quan” - đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội nói.

Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa đưa ra một loạt kiến nghị nhằm tăng nguồn cung và giảm giá thành NƠXH. Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu đưa ra quan điểm cần cho phép dự án NƠXH được điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng lên tối đa 1,5 lần, nhằm tận dụng hiệu quả diện tích đất và tạo ra nhiều căn hộ hơn.

HoREA nhấn mạnh, việc tăng hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng lên tối đa 1,5 lần sẽ giúp dự án NƠXH tạo ra nguồn cung căn hộ cao hơn khoảng 1,5 lần so với các dự án nhà ở thương mại cùng diện tích.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Công nhân Nhà máy xử lý rác ở Lâm Đồng đã được trả một phần lương

HỒ ĐỨC |

Lâm Đồng - Công ty Cổ phần Môi Trường Xanh Friendly - đơn vị đầu tư vận hành Nhà máy xử lý rác ở thành phố Bảo Lộc - đã trả một phần lương cho công nhân để họ ổn định cuộc sống, tiếp tục gắn bó với công việc.

Dự án nhà ở xã hội tắc vì thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư

Bảo Chương |

Nguồn cung nhà ở xã hội đang rất thiếu, nhưng các dự án lại bị ách tắc thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư.

Khánh Hòa cần 9.012 căn nhà ở xã hội trong năm 2024

Hữu Long |

Khánh Hòa - Trong năm nay, địa phương thống kê cần 9.012 căn nhà ở xã hội. Dự kiến nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng là 18.793 căn.

Cần Thơ có nhiều kiến nghị về thị trường bất động sản, nhà ở xã hội

Tạ Quang |

Cần Thơ - Ngày 8.7, Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” do Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường - Phó Trưởng đoàn giám sát - làm Trưởng đoàn đã có buổi khảo sát và làm việc với UBND TP Cần Thơ.

Tháo gỡ vướng mắc, tạo động lực cho nhà ở xã hội phát triển

Linh Trang - Thiều Trang |

Tham gia thảo luận tại Hội thảo “Tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển” do Báo Lao Động tổ chức, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đã đề xuất nhiều giải pháp mới nhằm thúc đẩy phân khúc nhà ở xã hội (NƠXH) phát triển.

Một doanh nghiệp ở Sóc Trăng tha thiết được thực hiện dự án nhà ở xã hội

PHƯƠNG ANH |

Ông Nguyễn Triệu Dõng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) Công ty Dầu khí Cửu Long mong muốn lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng cho phép chuyển đổi một phần nhà ở thương mại thuộc Khu đô thị 5A sang nhà ở xã hội nhằm tạo điều kiện cho người dân có thu nhập thấp có cơ hội mua nhà.

Lý giải đề xuất chuyển nhà ở thương mại tồn đọng sang nhà ở xã hội

Linh Trang - Hải Danh |

Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đề xuất chuyển dự án nhà thương mại tồn đọng cho điều chỉnh cơ cấu căn hộ và chuyển đổi sang nhà ở xã hội. Lý giải về điều này, ông Đỗ Viết Chiến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, đề xuất này nhằm tận dụng nguồn lực phát triển nhà ở xã hội.

Triển khai nhà ở xã hội còn nhiều vướng mắc vì hệ thống pháp luật chồng chéo

Nhóm PV |

Theo PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến - Trường Đại học Luật Hà Nội, hiện nay, việc triển khai các dự án nhà ở xã hội còn nhiều vướng mắc do hệ thống pháp luật về thị trường bất động sản (BĐS) chưa đồng bộ và còn phức tạp.