Gỡ khó cho sản xuất kinh doanh, có giải pháp giữ chân người lao động

VƯƠNG TRẦN |

Trong bối cảnh thiếu đơn hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó thì nhiều doanh nghiệp phải tìm cách điều chỉnh giờ làm, tạm giãn việc làm chờ đơn hàng mới. Đây là một giải pháp linh hoạt, giúp người lao động không bị mất việc và doanh nghiệp giữ chân được nguồn nhân lực.

Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường nhiều hơn cùng kỳ năm trước

Tính chung 7 tháng năm 2023, cả nước có 131,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 18,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 113,3 nghìn, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 16,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Đây là số liệu vừa được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố về tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) 7 tháng đầu năm 2023.

Như vậy, qua thống kê cho thấy, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động giảm hơn so với cùng kỳ. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước.

Theo kết quả khảo sát do Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội thực hiện cuối năm 2022, đầu năm 2023, do tình hình suy giảm kinh tế, nhiều doanh nghiệp trong nước tiếp tục gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, bị cắt giảm đơn hàng, đã xuất hiện làn sóng sa thải người lao động trong các ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, điện tử, cơ khí…

Báo cáo của Tổng LĐLĐVN cho hay, trước tình hình nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, dẫn đến hàng trăm nghìn người lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm, các cấp Công đoàn tập trung triển khai các giải pháp thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP, Công điện số 1170/CĐ-TTg; thường xuyên rà soát, nắm bắt kịp thời tình hình khó khăn của người lao động, nhu cầu tiếp tục tìm kiếm việc làm, học nghề...

Có giải pháp giữ chân người lao động, gỡ khó cho doanh nghiệp

Trao đổi với Lao Động, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Như Ý - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai - cho biết, theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai, đến ngày 31.5.2023, tổng số lao động tham gia BHXH là 769.243 người (giảm 38.750 người so với cuối năm 2022). Trong đó một số lĩnh vực có số lượng lớn người lao động giảm tham gia BHXH như: Dệt may - giày da (giảm, tạm hoãn hợp đồng hơn 2.500 lao động); Chế biến gỗ (giảm, tạm hoãn hợp đồng hơn 5.000 lao động)…

Trước tình hình lao động - việc làm trong thời gian qua, LĐLĐ tỉnh đã kịp thời báo cáo tình hình quan hệ lao động và các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Tổng LĐLĐVN; từ đó, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người lao động cũng như một số vấn đề còn tồn tại nhằm đề xuất, kiến nghị các cơ quan cấp trên có những chính sách hỗ trợ tốt hơn nữa cho người lao động trong thời gian tới.

Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản hướng dẫn các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ tỉnh triển khai các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.

Cùng trao đổi, Đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hoá - cho hay, để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, duy trì việc làm cho người lao động, ngay từ đầu năm 2023, LĐLĐ tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành để giải quyết công tác việc làm trên địa bàn tỉnh. Thị trường lao động từng bước được phục hồi.

Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2023, các cấp Công đoàn phối hợp cùng với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà tài trợ, các đơn vị đối tác… hỗ trợ cho 325.930 lượt đoàn viên, người lao động.

Khảo sát của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội cho thấy, 5 tháng đầu năm 2023 có hơn 500.000 người lao động bị ảnh hưởng việc làm như mất việc, thôi việc, giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc, trong đó bị mất việc, thôi việc là 279.409 người (chiếm 54,79% lao động bị ảnh hưởng).

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Khó khăn đơn hàng, doanh nghiệp tìm giải pháp giữ chân người lao động

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai là tỉnh đông công nhân lao động, khi tình trạng thiếu đơn hàng xảy ra, hàng chục nghìn người đã bị ảnh hưởng việc làm. Để giữ được việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp ngành gỗ, giày da... đã cùng với công đoàn cơ sở đưa ra nhiều giải pháp để giữ việc làm cho người lao động.

Cách nào để doanh nghiệp vượt khó, giữ chân người lao động?

VƯƠNG TRẦN |

Hôm nay (25.5), Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước 2022; Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023. Tình trạng doanh nghiệp thiếu đơn hàng, người lao động mất việc làm được xử lí thế nào là câu hỏi được đặt ra!

Nâng cao chất lượng bữa ăn ca để góp phần giữ chân người lao động

Phùng Thị Thường (LĐLĐ Vĩnh Phúc) |

Vĩnh Phúc - Thời gian qua, Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường công tác tuyên truyền vận động, chỉ đạo các công đoàn cơ sở phối hợp với chủ sử dụng lao động nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho người lao động.

Nhật Bản thay lãnh đạo, mở thời mới

Ngạc Ngư |

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền đã chọn lựa ông Shigeru Ishiba, 67 tuổi, làm chủ tịch mới của đảng, kế nhiệm ông Fumio Kishida.

Bão số 5 Krathon mạnh lên thành siêu bão, đi vào Biển Đông

Ngọc Vân |

Sáng sớm 1.10, bão Krathon (Julian ở Philippines) mạnh lên thành siêu bão, đi vào khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Điện gió ngoài khơi vẫn cứ "xa bờ"

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phải đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay các dự án vẫn "giậm chân tại chỗ".