Lao động ở ngành nào sẽ bị mất việc làm nếu dịch COVID-19 kéo dài?

ANH THƯ |

Khi dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp, số lượng doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất tăng lên rõ rệt với khoảng trên 15% trong tổng số doanh nghiệp.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, có khoảng 10% doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất trong tháng 2. Bước sang đầu tháng 3, đặc biệt tuần thứ 2 của tháng 3, khi dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp, số lượng doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất tăng lên rõ rệt với khoảng trên 15% trong tổng số doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp thực hiện cắt giảm tập trung vào ngành dệt may với gần 2,8 triệu lao động đang làm việc. Nhiều doanh nghiệp đã phải áp dụng các biện pháp giãn ca, không làm thêm giờ, đặc biệt là vào Thứ bảy, Chủ nhật.

Bên cạnh đó, dịch vụ vận tải hàng không, vận tải đường sắt, đường bộ, hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải với gần 500 nghìn lao động đang làm việc, trong đó vận tải hàng không thực hiện cắt giảm lương từ 20%-40% tùy vào từng vị trí, chưa sa thải nhân viên nhưng đang áp dụng biện pháp cho nghỉ luân phiên để tiến tới giảm lương.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, do vậy, tình hình dịch bệnh kéo dài thì nguy cơ hàng nghìn lao động thuộc ngành này cũng sẽ bị mất việc làm trong thời gian tới.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ lưu trú và ăn uống với hơn 500 nghìn lao động đang làm việc cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Các doanh nghiệp này gặp khó khăn về vốn vay, lãi xuất ngân hàng và gánh nặng chi phí tiền thuê mặt bằng bắt buộc phải ngừng hoạt động.

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động thực hiện cắt giảm lương, giãn ca hoặc cho nhân viên nghỉ không lương để người lao động có thể quay trở lại làm việc ngay sau khi phục hồi kinh doanh.

Báo cáo nhanh của Bộ cũng cho biết, thị trường xuất khẩu hàng nông thủy sản bị tác động mạnh, hầu hết các sản phẩm trái cây tươi như thanh long, dưa hấu và các sản phẩm thủy hải sản tồn đọng do thị trường Trung Quốc ngưng tiêu thụ ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống và công ăn việc làm của hàng ngàn nông dân và công nhân ngành nông nghiệp và thủy hải sản.

Theo báo cáo của các địa phương, do bị tác động bởi COVID-19, hàng chục ngàn hộ sản xuất kinh doanh buộc phải tạm ngưng, bỏ kinh doanh (riêng Hà Nội 2 tháng đầu năm đã lên tới 3000 ngàn hộ), chủ yếu tập trung vào nhóm kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu trú, ăn uống, kinh doanh các mặt hàng có liên quan đến thị trường hoặc có xuất xứ từ Trung Quốc.

Tính trung bình mỗi hộ thuê 2 lao động thì một số lượng lớn lao động với vài chục ngàn người đã không có việc làm. Những lao động này hầu như không hợp đồng lao động hoặc được hưởng bất kỳ chế độ gì khi mất việc.

Để tránh lây lan dịch bệnh trong cộng đồng hàng loạt các biện pháp được các địa phương áp dụng, trong đó có việc đóng cửa tạm thời vũ trường, quán bar; trung tâm di tích, lịch sử; khu vui chơi, giải trí; cơ sở kinh doanh karaoke, massage, chơi game, rạp chiếu phim… cũng đã buộc các cơ sở trên phải cho nhân viên ngưng việc tạm thời. Theo tính toán sơ bộ, số lao động bị ngừng việc từ những cơ sở này cũng phải lên tới hàng chục nghìn người.

Hiện nay, cả nước có hơn 55 triệu lao động có việc làm, trong đó gần 15 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp; hơn 9 triệu lao động đang làm việc trong các hợp tác xã, cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp.

Số lao động làm trong các doanh nghiệp thuộc các ngành nông nghiệp, lâm nghệp và thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; vận tải, kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống là 8,8 triệu lao động.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Bảo vệ người lao động trong đại dịch COVID-19

Thanh Huyền |

Đại dịch COVID -19 đang tạo ra những sự đình trệ nhất định cho tất cả mọi hoạt động trong xã hội, và việc sản xuất kinh doanh không phải là ngoại lệ. Khó khăn là tình hình chung, nhưng để có thể trụ vững và “phục hồi” lại sau dịch, doanh nghiệp cần phải có những chính sách để người lao động an tâm làm việc, và đồng hành cùng doanh nghiệp để “vượt qua dịch bệnh”.

Tiền lương được chi trả không thấp hơn lương tối thiểu vùng

Nam Dương |

Bạn đọc Hoàng Lan (ở quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh) hỏi: Tình hình dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp. Cho tôi hỏi, nếu trường hợp người lao động phải cách ly theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, nhưng vẫn có làm việc qua các phần mềm, mạng xã hội như Zalo, Facebook… thì được trả lương thế nào? Trường hợp người lao động vì lý do phải cách ly mà không làm được các công việc thì công ty phải trả lương thế nào?

Ảnh hưởng dịch COVID-19: Bảo đảm việc làm, đời sống người lao động

Mai Dung - Mai Chi |

Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, hầu hết doanh nghiệp tại Hải Phòng vẫn ổn định sản xuất, kinh doanh, duy trì việc làm cũng như đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.