Một năm TPHCM mở cửa sau dịch bệnh: Niềm vui đã quay trở lại

PHƯƠNG NGÂN - ANH TÚ |

TPHCM - Chỉ trong vòng 6 tháng năm 2021 kể từ khi cơn đại dịch COVID-19 bùng phát dữ dội, mọi hoạt động của thành phố đầu tàu kinh tế của cả nước dường như tê liệt. Nhưng sau một năm TPHCM mở cửa trở lại khi dịch bệnh đã được kiểm soát (1.10.2021-1.10.2022), TPHCM đã dần phục hồi trở lại nhịp sống bình thường như vốn có.

Công việc đã ổn định

Chúng tôi tìm đến phòng trọ của chị Trần Thị Tú Trinh - công nhân Công ty Freetrend (TP Thủ Đức) - vào một buổi chiều cuối tháng 9, khi chị đang cùng gia đình ăn bữa cơm chiều. Mâm cơm của chị nay đã có cá, có thịt, không còn cảnh phải ăn rau luộc với trứng chiên như những ngày giãn cách xã hội của một năm trước đây.

 
Giờ đây, người dân thành phố đã có thể đi lại thoải mái, các điểm vui chơi cũng đông đúc hơn. Ảnh: PN

Chị Trinh còn nhớ như in, thời điểm thành phố giãn cách xã hội, chị đang ở những tháng cuối thai kỳ. Để có chất dinh dưỡng cho con, chị phải lén đi mua con cá, miếng thịt với giá đắt đỏ.

"Thời điểm đó, mình phải lén ra đầu hẻm mua cá, mua thịt. Thức ăn lúc đó cái gì cũng đắt nhưng cũng phải mua ăn để có chất cho con. Giờ thì không còn cảnh lén lút như thế rồi..." - chị Trinh kể lại.

 
Sau một năm thành phố mở cửa, việc kinh doanh của người dân đã được phục hồi tốt. Ảnh: PN

Ngày 1.10.2021, thành phố mở cửa trở lại sau nhiều tháng giãn cách xã hội để khoanh vùng kiểm soát dịch. Nghe tin thành phố mở cửa, chị Trinh vui mừng, mừng vì thành phố đã kiểm soát được dịch, mừng vì mọi người được đi làm trở lại và các con chị sẽ có cơ hội quay trở lại trường học.

“Lúc thành phố mở cửa, mình và hàng xóm ai cũng mừng. Mới đó đã tròn 1 năm ngày thành phố mở cửa, giờ công việc của mọi người cũng đã ổn định, cuộc sống cũng bớt khó khăn rồi” - chị Trinh chia sẻ.

Niềm vui của chị Trinh cũng là niềm vui chung của mọi người, đặc biệt với những người lao động nghèo, họ vui vì được đi làm trở lại.

"Ban đầu mới bán lại, lượng khách còn ít lắm, phần vì người dân về quê chưa lên, phần vì mới hết giãn cách mọi người cũng khó khăn. Nhưng hơn hai tháng nay, lượng khách đã đông và ổn định hơn" - ông Hoàng Văn Điệp, người bán thức ăn sáng tại phường Linh Trung, TP Thủ Đức, bộc bạch.

Được sự hỗ trợ của các cấp công đoàn

Tìm đến bến xe Chợ Lớn trong một buổi trưa nắng gắt, từ phía xa, dáng một người đàn ông khắc khổ với làn da đen sạm vì cháy nắng, ông Tư - tài xế xe ôm trong Nghiệp đoàn xe ôm bến xe Chợ Lớn - đang vẫy tay mời khách đi xe.

Hầu hết tài xế xe ôm tại nghiệp đoàn đều có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt, khi dịch COVID-19 quét qua, cuộc sống vốn khó khăn càng thêm khó khăn hơn, một số người đã bỏ nghề, hoặc về quê kiếm sống. Nhiều người còn trụ lại phải trông chờ vào sự hỗ trợ từ nghiệp đoàn.

Ông Tư không thể quên ngày thành phố mở cửa, những tài xế xe ôm trong nghiệp đoàn lao vào công việc để kiếm tiền, có người vừa hết COVID-19, sức khỏe còn yếu vẫn tìm ra bến xe mưu sinh.

 
Công nhân đã quay trở lại cuộc sống thường nhật. Ảnh: PN

Trong lúc khó khăn ấy, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận 6 đã tìm đến sẻ chia, hỗ trợ nhiệt tình. Nhiều chương trình hỗ trợ dành cho người lao động đã được triển khai, đặc biệt là chương trình chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

“Chúng tôi nhận được sự giúp đỡ của LĐLĐ quận rất nhiều, nhất là được tổ chức khám hậu COVID-19. Mọi người được khám rất kỹ và được phát thuốc hoàn toàn miễn phí. Trong lúc khó khăn đến cái ăn còn khó, việc đi khám hậu COVID-19 là điều tưởng chừng không thể thực hiện, nhưng LĐLĐ đã giúp chúng tôi thực hiện được điều đó, để có sức khỏe mưu sinh” - ông Tư xúc động chia sẻ.

Bên cạnh đó, nhiều công nhân lao động cũng được LĐLĐ Thành phố tạo điều kiện khám chữa bệnh miễn phí để đảm bảo sức khỏe làm việc, góp phần giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất.

 
Công nhân được khám nha miễn phí tại chương trình do LĐLĐ TP tổ chức. Ảnh: PN

"Nhờ sự hỗ trợ của các cấp công đoàn tôi mới được khám nha và phụ khoa miễn phí. Bình thường nếu đi ra ngoài trám răng cũng mất khoảng 200 - 300 nghìn đồng, giờ được khám và điều trị miễn phí, tôi thấy rất mừng. Ngoài ra, tôi còn được khám tầm soát các bệnh khác nữa" - chị Trần Thị Diệu, công nhân Công ty TNHH Pouyen Việt Nam, nói.

Bà Lê Thị Kim Thúy - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM - cho biết, sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, tổ chức Công đoàn Thành phố, đã tuyên truyền, vận động người lao động tiếp tục tiêm vaccine, vì xác định vaccine là một loại thuốc góp phần tăng đề kháng để phòng chống dịch bệnh. Đối với công nhân lao động bị ảnh hưởng sức khỏe nhiều bởi dịch COVID-19, LĐLĐ Thành phố đã ký chương trình phúc lợi với bệnh viện điều trị nghề nghiệp của thành phố cũng như hội Đông y thành phố để tổ chức khám tầm soát hậu COVID-19 để kịp thời hỗ trợ công nhân lao động.

PHƯƠNG NGÂN - ANH TÚ
TIN LIÊN QUAN

Bí thư TPHCM nói về quyết định giúp kinh tế bứt phá sau dịch COVID-19

MINH QUÂN |

TPHCM - Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên cho biết, cách đây một năm, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thành phố ở mức thấp, tăng trưởng âm, nhưng Nghị quyết 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM về phòng, chống dịch COVID-19, phục hồi kinh tế được đưa ra thời khắc đó giúp xoay chuyển tình thế.

Khởi công Vành đai 3 TPHCM: Xoá rào cản phát triển, giảm ùn tắc giao thông

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI – Phát biểu tại lễ khởi công Dự án thành phần 1A xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch, thuộc đường Vành đai 3 TPHCM, đại diện lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho rằng, dự án sau khi hoàn thành sẽ mở ra cơ hội phát triển cho huyện Nhơn Trạch khi được kết nối trực tiếp với TPHCM, giảm ùn tắc giao thông dịp lễ Tết.

Du lịch TPHCM phát triển sản phẩm về đêm, kích cầu kinh tế

Thanh Chân |

TPHCM - Ngành du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, song song với các sản phẩm du lịch ban ngày, TPHCM phát triển nhiều sản phẩm du lịch, dịch vụ về đêm nhằm thu hút du khách ghé đến thành phố, tăng doanh thu cho nền kinh tế.

Tin buồn

Lao Động |

Bà Trịnh Thị Ngọc Lan (thân mẫu đồng chí Nguyễn Thị Lan Hương - Phó Trưởng Ban Công đoàn - Bạn đọc Báo Lao Động) sinh năm 1959, từ trần hồi 11h20 ngày 5.10.2024 (tức ngày 3 tháng 9 năm Giáp Thìn); Hưởng thọ 65 tuổi.

Chậm trễ xử lý xưởng trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý

TRUNG DU |

Thái Bình - Công tác xử lý vi phạm tại cơ sở tái chế phế liệu trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý ở huyện Vũ Thư chưa nghiêm túc.

Man United hòa Aston Villa, Erik ten Hag nguy cơ rời Old Trafford

Nhóm PV |

Tối 6.10 (giờ Việt Nam), Man United đã chia điểm Aston Villa tại vòng 7 Premier League.

Chiêu thức bán hàng có dấu hiệu nhập lậu trên mạng

Anh Tuấn |

Quản lý thị trường vừa tạm giữ lô nước hoa nghi nhập lậu, rao bán thường xuyên trên tài khoản Tiktoker Phan Thủy Tiên.

Nút thắt cổ chai gây ùn tắc trên đường Nguyễn Tuân

NGỌC THÙY |

Đường Nguyễn Tuân dài 720m, có diện tích lòng đường nhỏ hẹp, hiện tồn tại một “nút thắt cổ chai” gây ùn tắc giao thông thường xuyên.

Bí thư TPHCM nói về quyết định giúp kinh tế bứt phá sau dịch COVID-19

MINH QUÂN |

TPHCM - Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên cho biết, cách đây một năm, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thành phố ở mức thấp, tăng trưởng âm, nhưng Nghị quyết 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM về phòng, chống dịch COVID-19, phục hồi kinh tế được đưa ra thời khắc đó giúp xoay chuyển tình thế.

Khởi công Vành đai 3 TPHCM: Xoá rào cản phát triển, giảm ùn tắc giao thông

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI – Phát biểu tại lễ khởi công Dự án thành phần 1A xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch, thuộc đường Vành đai 3 TPHCM, đại diện lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho rằng, dự án sau khi hoàn thành sẽ mở ra cơ hội phát triển cho huyện Nhơn Trạch khi được kết nối trực tiếp với TPHCM, giảm ùn tắc giao thông dịp lễ Tết.

Du lịch TPHCM phát triển sản phẩm về đêm, kích cầu kinh tế

Thanh Chân |

TPHCM - Ngành du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, song song với các sản phẩm du lịch ban ngày, TPHCM phát triển nhiều sản phẩm du lịch, dịch vụ về đêm nhằm thu hút du khách ghé đến thành phố, tăng doanh thu cho nền kinh tế.