Ngành, nghề nào đang cắt giảm lương nhiều nhất?

LƯƠNG HẠNH |

Phần lớn người lao động trong ngành sản xuất đối mặt với việc cắt giảm 30 - 50% lương, theo Báo cáo thực trạng nhân sự ngành sản xuất 2023 do Navigos Group vừa công bố.

Lao động bị giảm giờ làm, giảm lương

Mới đây, Navigos Group - nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam - đã công bố Báo cáo Thực trạng Nhân sự ngành Sản xuất 2023.

Báo cáo được thực hiện từ khảo sát ý kiến của hơn 1.000 người lao động và 500 doanh nghiệp trên thị trường, tại các ngành trong lĩnh vực sản xuất.

Theo thống kê, có 58% người lao động ngành sản xuất bị cắt giảm 30 - 50% tổng lương, 34% bị cắt giảm 10% tổng lương, 6% người lao động bị cắt giảm 10 - 30% tổng lương, chỉ có 2% bị cắt giảm nhiều hơn 50% tổng lương. Bên cạnh đó, họ cũng bị cắt giảm giờ làm, giảm tiền tăng ca và không nhận được trợ cấp như thường lệ.

60% người lao động chọn cắt giảm chi phí sinh hoạt để ứng phó khó khăn, 37% làm thêm bên ngoài và chỉ có 3% chọn cách tăng ca nhiều hơn để tăng thu nhập.

Bên cạnh đó, người lao động cũng chọn cách nâng cao kỹ năng và tay nghề để duy trì lợi thế cạnh tranh. Phần lớn người lao động chọn nâng cao kỹ năng quản lý (39%), kỹ năng quản lý tài chính (29%) và kỹ năng ứng dụng Công nghệ vào sản xuất (24%).

Khảo sát cho thấy có 60% người lao động chọn cắt giảm chi phí sinh hoạt để ứng phó khó khăn, 37% làm thêm bên ngoài và chỉ có 3% chọn cách tăng ca nhiều hơn để tăng thu nhập.

Bên cạnh đó, người lao động cũng chọn cách nâng cao kỹ năng và tay nghề để duy trì lợi thế cạnh tranh. Phần lớn người lao động chọn nâng cao kỹ năng quản lý (39%), kỹ năng quản lý tài chính (29%) và kỹ năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất (24%).

Dự đoán cần 12 tháng để phục hồi

Theo Navigos Group, đa số doanh nghiệp (39%) đều dự đoán sẽ mất đến 12 tháng hoặc thậm chí hơn 12 tháng thị trường mới có thể phục hồi trở lại. Chỉ có 8% đơn vị cho rằng, kinh tế sẽ phục hồi sau 3 tháng.

Như vậy, theo tình hình chung của thị trường, doanh nghiệp đang dự đoán việc phục hồi kinh doanh chưa thể diễn ra nhanh chóng. Nắm bắt tình hình chung này, các đơn vị cũng có cơ sở để đưa ra những đối sách phù hợp hơn.

Trước thực trạng trên, phần lớn doanh nghiệp vẫn chọn giải pháp tận dụng thời gian để cải thiện năng suất và đón đầu thị trường. Bên cạnh đó, chỉ số ít doanh nghiệp tập trung duy trì hoạt động kinh doanh tối thiểu.

Khảo sát của Navigos Group cho thấy, các doanh nghiệp về cơ bản thực hiện hai chiến lược để ứng phó với giai đoạn khó khăn hiện nay. Đó là tận dụng thời gian để thực hiện các giải pháp cải thiện năng suất nhằm đón đầu thị trường sau khủng hoảng hoặc đảm bảo hoạt động kinh doanh tối thiểu. Trong đó, chiến lược đón đầu thị trường là nổi trội hơn cả khi được phần lớn các doanh nghiệp ở các ngành chủ động thực hiện.

Với ngành dệt may, da giày, có 69% doanh nghiệp tận dụng khoảng thời gian này để thực hiện các giải pháp cải thiện năng suất nhằm đón đầu thị trường.

Bên cạnh đó, cũng có 64% doanh nghiệp trong ngành dược phẩm, công nghệ sinh học tận dụng khoảng thời gian này để thực hiện các giải pháp cải thiện năng suất.

Mặt khác, ngành công nghệ cao, ngành sản phẩm công nghiệp, ngành sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành khác đều không có sự chênh lệch tỉ lệ quá lớn ở doanh nghiệp lựa chọn đón đầu thị trường hay đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh.

Hầu hết doanh nghiệp sản xuất đẩy mạnh áp dụng tự động hóa, đặc biệt ở khâu sản xuất.

Doanh nghiệp ở các ngành thuộc lĩnh vực sản xuất đều có khuynh hướng áp dụng tự động hóa vào khâu sản xuất, thể hiện qua 25-82% lựa chọn. Theo sau đó, 5-75% doanh nghiệp khác mong muốn áp dụng tự động hóa vào hầu hết các khâu.

Cụ thể, ngành công nghệ cao có 52% doanh nghiệp áp dụng tự động hóa cho tất cả các khâu. Bên cạnh đó, ngành dệt may, da giày cũng có 60% doanh nghiệp áp dụng tự động hóa cho khâu sản xuất.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Hơn 100 lao động bị cắt giảm giờ làm được công đoàn hỗ trợ

Minh Hạnh |

Thái Nguyên - Thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị cắt giảm thời gian làm việc, từ đầu năm 2023 đến nay, các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ hơn 100 người lao động.

Bình ổn việc làm cho công nhân trong thời điểm khó khăn

Lương Hà |

Trước những khó khăn, thách thức, thay vì cắt giảm lao động, một số doanh nghiệp ở Thái Bình đã thực hiện giải pháp chia đều việc cho công nhân, sẵn sàng chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí để duy trì hoạt động sản xuất.

Cảnh báo bẫy lừa đảo việc làm thời vụ tại Hàn Quốc

LƯƠNG HẠNH |

Nhận được nhiều thông tin phản ánh của người lao động về việc bị môi giới lừa đảo đưa sang Hàn Quốc làm việc thời vụ, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã có cảnh báo về tình trạng này.

Doanh nhân Việt Nam: Tâm - Tài - Trí - Dũng

Thùy Linh |

Tròn 20 năm trước, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg lấy ngày 13 tháng 10 hằng năm là “Ngày Doanh nhân Việt Nam”.

Vào can bạn đánh nhau, nữ sinh lớp 11 bị đánh gãy đốt sống cổ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Thấy nhóm bạn đánh nhau, nữ sinh lớp 11 vào can thì bị cả nhóm đánh đập dã man, khiến nạn nhân bị gãy đốt sống cổ.

Từ cậu học sinh cổ vũ thành Quán quân Olympia

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Năm 2023, Võ Quang Phú Đức là thành viên đội cổ động viên ở đầu cầu Huế, năm nay, Phú Đức đã thành Quán quân Olympia.

Bổ nhiệm 3 Đại tá làm Giám đốc, Phó Giám đốc Công an tỉnh

Quang Việt |

Trong tuần, công an các tỉnh Quảng Bình, Sóc Trăng, Vĩnh Phúc ghi nhận việc bổ nhiệm chức vụ một Giám đốc và hai Phó Giám đốc.

Cận cảnh cống âu hơn 500 tỉ đồng sắp về đích ở Tiền Giang

Thành Nhân |

Tiền Giang - Dự án cống âu Nguyễn Tấn Thành đạt khối lượng thi công hơn 99%, dự kiến công trình này sẽ bàn giao cuối tháng 10.2024.

Hơn 100 lao động bị cắt giảm giờ làm được công đoàn hỗ trợ

Minh Hạnh |

Thái Nguyên - Thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị cắt giảm thời gian làm việc, từ đầu năm 2023 đến nay, các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ hơn 100 người lao động.

Bình ổn việc làm cho công nhân trong thời điểm khó khăn

Lương Hà |

Trước những khó khăn, thách thức, thay vì cắt giảm lao động, một số doanh nghiệp ở Thái Bình đã thực hiện giải pháp chia đều việc cho công nhân, sẵn sàng chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí để duy trì hoạt động sản xuất.

Cảnh báo bẫy lừa đảo việc làm thời vụ tại Hàn Quốc

LƯƠNG HẠNH |

Nhận được nhiều thông tin phản ánh của người lao động về việc bị môi giới lừa đảo đưa sang Hàn Quốc làm việc thời vụ, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã có cảnh báo về tình trạng này.