Người lao động Việt Nam tại Saudi Arabia “tố” chủ nợ lương kéo dài

VIỆT LÂM |

Vừa qua, Báo Lao Động nhận được lời đề nghị được trợ giúp của người lao động (NLĐ) Việt Nam đang làm nghề xây dựng tại Saudi Arabia. Theo phản ánh, NLĐ ký hợp đồng nhưng khi hết hạn hợp đồng họ không được chủ sử dụng lao động cho về nước; NLĐ bị nợ lương tháng 3-4.2018. Qua xác minh từ phía Cty đưa NLĐ sang Saudi Arabia, sự việc NLĐ phản ánh là có thật.

NLĐ bị cắt tiền ăn?

Anh N.H (xin giấu tên, quê Phú Thọ) phản ánh, tháng 10.2015, anh cùng một số anh em quê Phú Thọ ký hợp đồng với Cty TNHH MTV cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (Sona) để đi làm nghề xây dựng trong các công trình của Cty Joannou & Paraskevaides Ltd (J&P) tại Saudi Arabia. Thời gian thực hiện hợp đồng là 2 năm, chi phí vé máy bay đi và về nước sẽ do chủ sử dụng lao động đài thọ, NLĐ sẽ được hưởng mức lương là 350 USD/tháng. Sau thời gian hơn 2 năm làm việc cho Cty J&P, thu nhập của NLĐ ổn định, được chủ sử dụng đối xử tử tế, được cấp tiền ăn đều đặn hằng tháng, ở ký túc xá có điều hòa nên nhiều NLĐ đã tiếp tục kéo dài hợp đồng với Cty. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, công việc “phập phù”, lương không được lĩnh nên NLĐ đã làm đơn, phản ánh đến chủ sử dụng lao động để chấm dứt hợp đồng, yêu cầu được trả lương tháng 3-4.2018, được đưa về nước… Nhưng yêu cầu của NLĐ không được đáp ứng.

Anh N.H cho biết thêm, trước đây, khi còn đi làm đủ 26 công, mỗi tháng Cty cho 280Rs (tiền Saudi Arabia, gần 2 triệu đồng), nhưng thời gian gần đây chủ cắt tiền ăn, nên anh em NLĐ phải góp tiền để được cung cấp suất ăn, chờ được nhận lương và ngày về Việt Nam.

Cty sẽ chịu trách nhiệm đòi lương cho NLĐ

Để xác minh thông tin sự việc, PV Báo Lao Động đã gặp và trao đổi với ông Nguyễn Đức Nam - TGĐ Cty Sona. Ông Nam cho biết, việc Cty J&P tại Saudi Arabia nợ lương NLĐ là có thật và phía Cty Sona đang tích cực làm việc với đối tác để đòi quyền lợi của NLĐ.

Ông Nam cho biết, lãnh đạo Cty Sona đã nhận được thông tin từ cán bộ quản lý của Cty ngày 23.4 và 15.5 về tình hình lao động VN đang làm việc tại Saudi Arabia. Theo đó, hiện nay tổng số lao động VN gặp khó khăn về vấn đề tài chính là 58 người. Số lao động xin về nước trong tháng 2.2018 là 40 người và đến tháng 5.2018 là 58 người, nhưng vẫn chưa về VN vì Cty J&P tại Saudi Arabia chưa thanh toán tiền lương thời gian còn lại, tiền phép, tiền hoàn thành hợp đồng. Trước tình hình trên, phía Cty Sona đã gửi thư yêu cầu đối tác là Tập đoàn J&P (trụ sở chính tại Cộng hòa Síp) và J&P chi nhánh tại Saudi Arabia yêu cầu cập nhật tình hình cụ thể và giải quyết quyền lợi cho NLĐ VN theo các thỏa thuận đã ký trong hợp đồng. Đại diện Tập đoàn J&P tại Cộng hòa Síp đã có thư trả lời Cty Sona với nội dung xin lỗi vì đã để xảy ra sự việc đáng tiếc và cam kết sẽ giải quyết vấn đề trong thời gian sớm nhất.

Khi PV nêu vấn đề, NLĐ bị nợ lương, không có việc làm, bị chủ sử dụng cắt tiền ăn nên cuộc sống của họ rất khốn khó. Để đảm bảo quyền lợi của NLĐ, phía Cty Sona sẽ có những giải pháp gì? Ông Nam khẳng định NLĐ chỉ bị nợ lương, không có việc làm, hiện nay NLĐ được ăn, ở miễn phí tại ký túc xá. Và việc này, cán bộ của Cty tại Saudi Arabia thông báo về thường xuyên là không nhận được phản ánh của NLĐ về tình trạng bị cắt tiền ăn. Phía Cty sẽ đứng ra chịu hoàn toàn trách nhiệm để đảm bảo quyền lợi của NLĐ. Để tránh những phát sinh không đáng có, Cty Sona đã có công văn gửi đến Đại sứ quán VN và Ban Quản lý lao động tại Saudi Arabia để báo cáo sự việc và đề nghị được các cơ quan chức năng quan tâm, giúp đỡ. Cty Sona đang tiếp tục theo sát tình hình để giải quyết các chế độ cho NLĐ tại Saudi Arabia cho đến khi NLĐ về nước.

PV nêu trường hợp, nếu phía Cty J&P quá khó khăn, sẽ không thực hiện việc chi trả lương và mua vé máy bay cho NLĐ về VN thì phía Cty Sona sẽ có biện pháp gì? Ông Nam cho biết, nếu phía Cty J&P không thực hiện những điều khoản như trong hợp đồng đã ký với NLĐ, Cty Sona sẽ chi kinh phí để mua vé máy bay đưa NLĐ về nước an toàn, sau đó dùng các biện pháp về pháp lý để đòi chế độ liên quan đến tài chính của NLĐ.

Báo Lao Động sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc diễn biến mới nhất của vụ việc.

VIỆT LÂM
TIN LIÊN QUAN

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.