Nhiều phòng để trống, chủ nhà trọ vẫn không dám giảm giá thuê

Quế Chi |

Nhiều chủ phòng trọ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện đang có nhiều phòng bỏ trống, không có công nhân thuê. Tuy nhiên, rất khó để chủ trọ giảm giá thuê để thu hút, có thêm công nhân vào trọ bởi gánh nặng trả lãi tiền vay ngân hàng hằng tháng, trong khi chưa chắc chắn việc giảm giá sẽ giúp lấp đầy các phòng trọ.

Ông Nguyễn Bá Quang - chủ nhà trọ tại tổ dân phố Tam Tầng, phường Quang Châu (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) có 50 phòng trọ, thì hiện có 10 phòng đang phải để trống, không có công nhân thuê. Khu nhà trọ này được gia đình ông đưa vào sử dụng đã được 5 năm, rất rộng rãi, sạch sẽ.

Đợt dịch COVID-19, ông Quang đã quyết định giảm giá thuê từ 1,1 triệu đồng xuống còn 1 triệu đồng/phòng/tháng để hỗ trợ, vơi bớt khó khăn của công nhân. Nhờ động thái giảm giá này, đã có thêm công nhân đến khu trọ thuê. Thời gian qua, nhiều công nhân do lương thấp, thu nhập giảm nên đã trả phòng, về quê khiến khu nhà trọ tăng thêm phòng trống.

Khu nhà trọ của gia đình ông Nguyễn Bá Quang. Ảnh: Quế Chi
Khu nhà trọ của gia đình ông Nguyễn Bá Quang. Ảnh: Quế Chi

“Trước mắt, tôi chưa nghĩ đến việc giảm giá thuê phòng bởi gánh nặng trả lãi ngân hàng hằng tháng” – ông Quang cho biết.

Ngoài ra, ngay cả khi giảm giá phòng thì cũng chưa chắc có thêm nhiều công nhân thuê mới để có thêm nguồn thu.

Một chủ nhà trọ khác là bà Hoắc Thị Nguyệt (phường Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) còn lâm vào tình cảnh khó khăn hơn khi khu trọ có nhiều phòng còn trống, trong khi vẫn phải trang trải khoản nợ ngân hàng hằng tháng.

Khu trọ bề thế này có 160 phòng trọ thì hiện nay có 60 phòng đang phải bỏ trống. “Cuối năm vừa rồi, nhiều công nhân ít việc, lương thấp, nên khi về nghỉ Tết đã dọn đồ về quê luôn, vì họ dự định kiếm việc nơi khác sau kỳ nghỉ Tết, để đồ lại sợ bị mất. Do vậy, lại càng có thêm nhiều phòng trống” – bà Nguyệt cho hay.

Thời điểm xảy ra dịch COVID-19, chủ nhà đã giảm giá thuê từ 1,2 triệu đồng xuống còn 1 triệu đồng/phòng/tháng để hỗ trợ công nhân khó khăn do dịch, cũng như để thu hút thêm công nhân vào trọ. Theo bà Nguyệt, bà không thể giảm giá hơn do hằng tháng vẫn phải trả tiền lãi ngân hàng.

Khu nhà trọ này được bà đưa vào sử dụng từ năm 2018, tiền đầu tư chủ yếu từ vay ngân hàng. Hiện nay, mỗi tháng, nữ chủ trọ này phải trả số tiền cả gốc lẫn lãi là 100 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Dũng – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Công đoàn phường Quang Châu (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) cho biết, giá nhà trọ trên địa bàn phường căn cứ vào chất lượng của từng khu trọ. “Trước, trong và sau dịch COVID-19, các nhà trọ hay giảm giá thuê cho công nhân. Có thời điểm, tỉ lệ lấp đầy các phòng trọ ở mức thấp nhất là 50%” – ông Dũng cho biết.

Theo thống kê của Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 300.000 công nhân lao động, trong đó có khoảng 70.000 người ở tỉnh ngoài hoặc nhà ở xa phải thuê trọ. Số nhà trọ trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng hơn 5.700 nhà, với gần 59.000 phòng trọ. Nhìn chung, các nhà trọ công nhân được tự phát đầu tư, xây dựng cao tầng khá kiên cố, với đa phần là các phòng trọ có các công trình phụ khép kín, dành cho một đến hai người ở…

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Chủ trọ chia sẻ với công nhân khi giá điện tăng

Đình Trọng |

Trước việc tăng giá điện, nhiều chủ trọ dù gặp khó khăn nhưng cố gắng không tăng giá, bớt phần nào gánh nặng cho người lao động.

Chủ trọ thờ ơ, người thuê nơm nớp lo sợ nguy cơ cháy nổ

Nhóm PV |

Sau nhiều đám cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, TP Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị hướng dẫn chủ hộ gia đình, chủ cơ sở khắc phục ngay các tồn tại vi phạm về phòng cháy chữa cháy, báo cáo đề xuất giải pháp trước ngày 30.10.2023. Đến nay, nhiều sinh viên tại Hà Nội cho biết, hoạt động phòng cháy nơi mình thuê trọ không được chủ nhà quan tâm, phải đối diện nguy cơ cháy nổ.

Công nhân về quê, chủ trọ ế phòng phải bán bánh mì trang trải cuộc sống

LƯƠNG HẠNH - BẢO HÂN |

Công nhân tại các khu công nghiệp bị giảm việc hoặc mất việc, đột ngột thất nghiệp, họ trả phòng trọ về quê. Còn các chủ trọ rơi vào cảnh "ế" phòng, đành chạy xe ôm, bán bánh mì để trang trải cuộc sống.

Nhật Bản thay lãnh đạo, mở thời mới

Ngạc Ngư |

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền đã chọn lựa ông Shigeru Ishiba, 67 tuổi, làm chủ tịch mới của đảng, kế nhiệm ông Fumio Kishida.

Bão số 5 Krathon mạnh lên thành siêu bão, đi vào Biển Đông

Ngọc Vân |

Sáng sớm 1.10, bão Krathon (Julian ở Philippines) mạnh lên thành siêu bão, đi vào khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Điện gió ngoài khơi vẫn cứ "xa bờ"

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phải đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay các dự án vẫn "giậm chân tại chỗ".

Chủ trọ chia sẻ với công nhân khi giá điện tăng

Đình Trọng |

Trước việc tăng giá điện, nhiều chủ trọ dù gặp khó khăn nhưng cố gắng không tăng giá, bớt phần nào gánh nặng cho người lao động.

Chủ trọ thờ ơ, người thuê nơm nớp lo sợ nguy cơ cháy nổ

Nhóm PV |

Sau nhiều đám cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, TP Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị hướng dẫn chủ hộ gia đình, chủ cơ sở khắc phục ngay các tồn tại vi phạm về phòng cháy chữa cháy, báo cáo đề xuất giải pháp trước ngày 30.10.2023. Đến nay, nhiều sinh viên tại Hà Nội cho biết, hoạt động phòng cháy nơi mình thuê trọ không được chủ nhà quan tâm, phải đối diện nguy cơ cháy nổ.

Công nhân về quê, chủ trọ ế phòng phải bán bánh mì trang trải cuộc sống

LƯƠNG HẠNH - BẢO HÂN |

Công nhân tại các khu công nghiệp bị giảm việc hoặc mất việc, đột ngột thất nghiệp, họ trả phòng trọ về quê. Còn các chủ trọ rơi vào cảnh "ế" phòng, đành chạy xe ôm, bán bánh mì để trang trải cuộc sống.