Những ngành nghề nào hiện được làm thêm giờ không quá 300 giờ/năm?

Quế Chi (T/H) |

Theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.

Khoản 3 Điều 107 quy định: Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 1 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

Bên cạnh đó, theo Điều 61 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP, ngoài các trường hợp trên, các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm:

1. Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.

2. Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.

3. Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.

Theo Điều 62 của Nghị định, khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người sử dụng lao động phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại các nơi sau: Nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm; nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm. Việc thông báo phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

Quế Chi (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Xem xét tăng số giờ làm thêm trong 1 tháng của người lao động

Phạm Đông |

Chiều 10.3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động.

Bỏ trần 40 giờ làm thêm mỗi tháng: Bỏ trần chỉ nên tạm thời, lâu dài phải tăng năng suất lao động

Đỗ Phương |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất bỏ trần làm thêm 40 giờ mỗi tháng để đảm bảo cung ứng, phục hồi sản xuất sau đại dịch... Thời gian dự kiến điều chỉnh quy định về giờ làm thêm nêu trên được đề xuất có hiệu lực đến 31.12.2024. Theo quy định hiện hành, người (NLĐ) lao động có thể từ chối nếu không muốn làm thêm, song thực tế, CNLĐ bao giờ cũng yếu thế hơn trong việc đàm phán với người sử dụng lao động.

Xem xét điều chỉnh tăng giờ làm thêm: Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, sức khoẻ cho người lao động

Nhóm PV |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đề xuất tăng giờ làm thêm vượt quy định trong tháng của người lao động đối với các doanh nghiệp. Ông Lê Đình Quảng - Phó ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐVN) - cho rằng, trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19, việc đề xuất tăng thời gian làm thêm là cần thiết để tháo gỡ khó khăn, đảm bảo hoạt động của DN, giúp chuỗi cung ứng không bị đứt gãy. Tuy nhiên việc tăng giờ làm thêm phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, chế độ đãi ngộ làm thêm giờ và sức khoẻ của người lao động.

Lãi suất trái phiếu tiếp tục tăng, gấp đôi lãi gửi ngân hàng

Lục Giang |

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp phát hành mới trong năm nay đã lên đến 13,5%, loạt doanh nghiệp phát hành mới ở mức 12%, cao gấp đôi tiền gửi ngân hàng.

Su-25 Nga nã tên lửa vào các mục tiêu của Ukraina ở Kursk

Song Minh |

Cường kích Su-25 và pháo binh Nga tấn công các điểm tập trung nhân lực và vũ khí của 13 lữ đoàn Ukraina tại tỉnh Kursk ở Nga.

Bắt cán bộ địa chính ở Thái Bình lừa tiền làm sổ đỏ cho dân

TRUNG DU |

Thái Bình - Một cán bộ địa chính xã bị khởi tố, bắt giam vì vòi 158 triệu đồng của 14 người dân hứa làm sổ đỏ rồi chiếm đoạt tiêu xài.

Tây Bắc cuối ngày: 3 điểm du lịch ở Lào Cai bị thu hồi

Nhóm PV |

Nguyên nhân 3 điểm du lịch ở Lào Cai bị thu hồi; Cây đặc sản tạo việc làm cho dân nghèo; Ngôi nhà cổ giữa lòng cao nguyên đá...

Cập nhật giá vàng chốt phiên 14.10: Vàng nhẫn tăng bứt phá

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 14.10: Vàng trong nước tăng mạnh. Vàng thế giới hồi phục bất chấp áp lực từ đồng USD.

Xem xét tăng số giờ làm thêm trong 1 tháng của người lao động

Phạm Đông |

Chiều 10.3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động.

Bỏ trần 40 giờ làm thêm mỗi tháng: Bỏ trần chỉ nên tạm thời, lâu dài phải tăng năng suất lao động

Đỗ Phương |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất bỏ trần làm thêm 40 giờ mỗi tháng để đảm bảo cung ứng, phục hồi sản xuất sau đại dịch... Thời gian dự kiến điều chỉnh quy định về giờ làm thêm nêu trên được đề xuất có hiệu lực đến 31.12.2024. Theo quy định hiện hành, người (NLĐ) lao động có thể từ chối nếu không muốn làm thêm, song thực tế, CNLĐ bao giờ cũng yếu thế hơn trong việc đàm phán với người sử dụng lao động.

Xem xét điều chỉnh tăng giờ làm thêm: Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, sức khoẻ cho người lao động

Nhóm PV |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đề xuất tăng giờ làm thêm vượt quy định trong tháng của người lao động đối với các doanh nghiệp. Ông Lê Đình Quảng - Phó ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐVN) - cho rằng, trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19, việc đề xuất tăng thời gian làm thêm là cần thiết để tháo gỡ khó khăn, đảm bảo hoạt động của DN, giúp chuỗi cung ứng không bị đứt gãy. Tuy nhiên việc tăng giờ làm thêm phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, chế độ đãi ngộ làm thêm giờ và sức khoẻ của người lao động.