Ninh Bình: Lao động tỉnh ngoài về quê xoay sở tìm việc làm

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có trên 11.000 người từ các tỉnh ngoài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã trở về địa phương, trong đó, số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70%. Sau khi thực hiện cách ly y tế theo quy định, trăn trở của những lao động này là trở lại làm việc hay tìm việc làm mới tại địa phương.

Lao động hồi hương trăn trở với việc làm

Cách đây 4 tháng, 2 vợ chồng anh Trần Văn Phương, (quê xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, Ninh Bình) làm công nhân may tại KCN Sóng Thần (Bình Dương) do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Công ty ngừng sản xuất nên 2 vợ chồng anh trở về địa phương. Sau khi chấp hành xong việc cách ly tập trung, 2 vợ chồng anh phải xoay xở đủ nghề để kiếm sống.

Anh Phương chia sẻ, bản thân anh xin đi làm bảo vệ tạm thời tại các công trình đang xây dựng trên địa bàn huyện, vợ anh thì xin đi phụ bán hàng tại một cửa hàng tạp hóa gần nhà. Thu nhập của 2 vợ chồng cũng tạm ổn để lo cho con cái học hành tại địa phương.

Nhiều lao động trở về từ các tỉnh phía Nam sau khi hoàn thành cách ly đã chủ động tìm đến Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Ninh Bình để tìm kiếm việc làm mới. Ảnh: NT
Nhiều lao động trở về từ các tỉnh phía Nam sau khi hoàn thành cách ly đã chủ động tìm đến Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Ninh Bình để tìm kiếm việc làm mới. Ảnh: NT
"Mới đây công ty trong Bình Dương có gọi điện thông báo đi làm lại nhưng vợ chồng tôi rất băn khoăn, không biết có nên tiếp tục trở lại làm việc hay tìm việc làm mới tại địa phương. Nếu trở lại làm việc thì vợ chồng lại khăn gói vào Nam nhưng không biết tình hình dịch bệnh còn diễn biến thế nào, vào rồi dịch lại thì chỉ thêm tốn kém và mất thời gian. Nếu tìm việc tại địa phương thì cũng rất khó vì hợp đồng với công ty cũ vẫn chưa chấm dứt, các chế độ về bảo hiểm cũng chưa chốt được nên có xin việc tại địa phương cũng rất khó khăn"  - anh Phương chia sẻ.

Khác với ra đình anh Phương, vợ chồng anh Nguyễn Hữu Tùng (quê xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, Ninh Bình) làm công nhân may tại một công ty ở TP.HCM, sau gần 3 tháng về quê. Vào đầu tháng 11 vừa qua, công ty đã gọi điện thông báo công ty đã hoạt động sản xuất trở lại nhưng vợ chồng anh đã quyết định ở lại địa phương để tìm việc làm mới.

Dịch COVID-19 bùng phát thời gian qua, tại các tỉnh phía Nam đã dẫn đến nhiều cuộc hành hương trở về quê của người dân các tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng. Tìm kiếm việc làm tại địa phương hay trở lại , một công việc phù hợp sau khi hết thời gian cách ly phòng dịch là nỗi trăn trở, băn khoăn, suy tư, lựa chọn... của những công dân này. 

Kết nối việc làm cho NLĐ

Trước thực tế nhu cầu việc làm của công dân trở về quê, tỉnh Ninh Bình đã giao cho các cơ quan, đơn vị liên quan như: Sở LĐTB-XH, LĐLĐ tỉnh Ninh Bình, UBND các huyện, thành phố phối hợp với chính quyền các địa phương với trách nhiệm của mình tiến hành rà soát, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của người dân, tạo điều kiện để công dân có hướng lựa chọn việc làm, ổn định cuộc sống.

Tăng cường kết nối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, lên phương án đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm, cho vay vốn và tuyển dụng lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm cho những lao động muốn ở lại địa phương làm việc.

 
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Ninh Bình khảo sát, nắm bắt nhu cầu việc làm tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Ảnh: NT
Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Hữu Tuyến, Phó giám đốc Sở LĐTB-XH tỉnh Ninh Bình cho biết: Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang được kiểm soát tốt, toàn tỉnh là vùng xanh. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đang từng bước phục hồi, lên kế hoạch tuyển dụng thêm lao động để mở rộng và nâng quy mô sản xuất. Nhiều công ty có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn để đáp ứng các đơn hàng cuối năm như: Công ty TNHH VIENERGY, (KCN Phúc Sơn thành phố Ninh Bình) đang có nhu cầu tuyển dụng khoảng  5.000 lao động, Công ty TNHH Giầy ATHENNA Việt Nam (xã Yên Lâm, huyện Yên Mô) tuyển dụng hơn 1.000 lao động...

"Những lao động có nhu cầu trở lại miền Nam làm việc, cũng là sự cần thiết trong việc cân đối nguồn lao động giữa các địa phương. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang nỗ lực cũng chính quyền địa phương, các doanh nghiệp hỗ trợ, giúp đỡ phù hợp, để không ai bị bỏ lại phía sau, góp phần cân đối nguồn nhân lực giữa các địa phương, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường mới" - ông Tuyến chia sẻ.

DIỆU ANH
TIN LIÊN QUAN

Ninh Bình: Mở cửa cho người nước ngoài nhập cảnh để phát triển kinh tế

DIỆU ANH |

Ninh Bình - UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản chỉ đạo Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan, tạo điều kiện cho các chuyên gia người nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế.

Ninh Bình: Kết nối việc làm cho NLĐ thông qua ứng dụng công nghệ thông tin

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Những tháng cuối năm, nhu cầu tuyển dụng lao động của các đơn vị, DN tăng cao. Trong khi đó, dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, việc tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tiếp gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng trên, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Ninh Bình đã ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối việc làm cho người lao động.

Ninh Bình: Bảo hiểm thất nghiệp giúp NLĐ, DN vượt qua khó khăn

NGUYỄN TRƯỜNG |

Nhằm tăng cường các chính sách hỗ trợ, giúp doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) sớm vượt qua khó khăn của đợt dịch COVID-19, thời gian qua, BHXH tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với các đơn vị liên quan, khẩn trương triển khai hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Ninh Bình: Người lao động yên tâm làm việc "3 tại chỗ"

DIỆU ANH |

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có CNLĐ là người ngoại tỉnh ngoài đã chủ động thực hiện mô hình "3 tại chỗ", qua đó góp phần thực hiện mục tiêu kép vừa duy trì sản xuất, vừa chống dịch, bảo vệ sức khỏe cho NLĐ.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.