Nới trần giờ làm thêm: Đảm bảo công tác an toàn lao động ra sao?

ANH THƯ |

Nới trần giờ làm thêm chỉ là giải pháp ngắn hạn giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đi kèm với đó, là các giải pháp đảm bảo chế độ, quyền lợi và sức khoẻ người lao động.

Giải pháp tình thế

Tại họp báo thông tin về Công tác an toàn, vệ sinh lao động năm 2021 và tuyên truyền Tháng hành động an toàn vệ sinh lao động năm 2022 tổ chức ngày 6.4, ông Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho hay, vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua đề xuất nâng giới hạn số giờ làm thêm trong 1 tháng từ không quá 40 giờ lên không quá 60 giờ và mở rộng giới hạn làm thêm tối đa đến 300 giờ/năm cho tất cả các ngành nghề.

Đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, chính sách này nhằm tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất cho doanh nghiệp. Trong hơn 2 năm qua, dịch COVID-19 bùng phát, có thời điểm, nhiều địa phương như TP.Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bắc Ninh có 95- 97% doanh nghiệp phải nghỉ. Nhiều giải pháp như 3 tại chỗ, hai điểm đếm một cung đường, nhưng gây khó khăn, tốn kém cho doanh nghiệp.

Bối cảnh đó, nhiều đơn hàng, đặc biệt là những đơn hàng xuất khẩu có khả năng đứt gãy, mất chuỗi cung ứng, thậm chí đối tác chuyển đơn hàng ra nước ngoài.

"Giờ làm thêm đã được quy định trong Bộ luật Lao động năm 2019 rất rõ ràng, đầy đủ. Tại sao phải nới giờ thêm? Bởi chúng tôi đi khảo sát, có doanh nghiệp 60- 70% lao động bị F0. Điều này gây ra thiếu hụt lao động cục bộ, nguy cơ đứt gãy đơn hàng" - ông Thắng nói.

Từ đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu đề xuất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, song chỉ trong thời gian ngắn. Dự nới trần làm thêm chỉ áp dụng đến 30.12.2022, đi kèm với đó nhiều biện pháp bảo vệ, chăm lo sức khoẻ của người lao động.

Nhiều ý kiến cho rằng, người lao động mắc COVID-19 sẽ có nhiều biểu hiện ảnh hưởng đến sức khoẻ. Theo Bộ Y tế, hậu COVID-19, sức khoẻ người lao động giảm sút, xuất hiện tình trạng mất ngủ, mất tập trung…

 
Ông Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục An toàn lao động. Ảnh AT

Để đảm bảo an toàn lao động, cơ quan liên quan đã ban hành một loạt giải pháp đi kèm, thứ nhất đảm bảo chế độ tiền lương giờ làm thêm cho người lao động. Thứ hai là tổ chức sản xuất, giám sát thanh tra kiểm tra, khám sức khoẻ sau hậu COVID-19 cho người lao động…

"Đây là trần giờ làm thêm, không bắt buộc và phải có sự chấp thuận của người lao động thì chủ sử dụng lao động mới được sử dụng" - ông Thắng nói.

Về lâu dài phải tăng lương, giảm giờ làm

Theo vị này, đây chỉ là giải pháp tình thế, trong thời gian ngắn. Khi doanh nghiệp ổn định trở lại thì quay lại quy định theo Bộ luật Lao động.

Bởi mục tiêu lâu dài phải ứng dụng khoa học công nghệ, tăng năng suất, tăng lương giảm giờ làm. Việc nới trần giờ làm thêm chỉ là giải pháp đáp ứng phục hồi cho doanh nghiệp, đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Cũng trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Kiên, Uỷ viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, năm nay trong bối cảnh phục hồi kinh tế, câu chuyện đảm bảo việc làm cho người lao động rất cấp bách. Cùng với đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tích cực đề xuất tăng lương tối thiểu vùng trong phiên họp của Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

Hai năm qua, không tăng lương tối thiểu. Trong bối cảnh phục hồi sản xuất, các chỉ số lạm phát tăng mà lương người lao động không tăng thì thực tế thu nhập của họ đang giảm đi. Năm nay, đề xuất tăng lương tối thiểu vùng cấp bách hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng chỉ đạo toàn hệ thống, trọng tâm là các cấp cơ sở tổ chức hoạt động cảm ơn người lao động.

Theo ông Kiên, thời gian qua, người lao động bị ảnh hưởng nặng nề dịch COVID-19. Trong khi đó, họ cũng chia sẻ với doanh nghiệp.

"Nới trần làm thêm giờ chỉ là giải pháp tình thế. Khi được hỏi tham gia góp ý về đề xuất làm thêm giờ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, chúng tôi nhất quán quan điểm coi đây là giải pháp tình thế để phục hồi kinh tế. Hết năm nay, sẽ quay trở lại theo quy định của Bộ luật Lao động kèm với đó là giải pháp đảm bảo quyền lợi, chế độ của người lao động trong làm thêm giờ" - ông Kiên nhấn mạnh.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Tăng cường giám sát khi nâng giới hạn số giờ làm thêm

THƯ HÂN |

Tăng thời gian làm thêm lên không quá 60 giờ/tháng giúp doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, ứng phó với sự thay đổi của thị trường. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần tăng cường giám sát việc thực thi, nếu không làm tốt công tác này thì về lâu dài có thể làm bào mòn sức khỏe của người lao động.

Tăng giờ làm thêm, doanh nghiệp và người lao động đồng tình

PHI LONG - HỮU LIỀU |

QUẢNG BÌNH - Theo nghị quyết mới được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, số giờ làm thêm của người lao động trong 1 tháng được nâng lên trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ.

Tăng giờ làm thêm phải đi đôi với nâng cao phúc lợi người lao động

Mai Dung |

Trong bối cảnh phục hồi sản xuất sau dịch, phần lớn các doanh nghiệp ở Hải Phòng đang phải huy động, bố trí người lao động làm thêm giờ. Không chỉ doanh nghiệp, người lao động cũng ủng hộ việc tăng thời giờ làm thêm để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Lào Cai ghi nhận ca "vi khuẩn ăn thịt người" đầu tiên

Đinh Đại |

Ngành Y tế Lào Cai vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".

Bảng giá đất mới tại TPHCM dự kiến ban hành trước 15.10

MINH QUÂN |

TPHCM dự kiến ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15.10 nhằm khắc phục những bất cập của bảng giá đất hiện tại.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Bứt phá mạnh mẽ

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Đà tăng của vàng gần như không có vật cản. Giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng cao nhất mọi thời đại.

Em trai của Trương Mỹ Lan xin lại số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đại diện ông Trương Mễ (em trai Trương Mỹ Lan) xin tòa giải tỏa kê biên số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh.

Xử lý vi phạm tại bến đò Cồn Nhì sau phản ánh của Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý loạt vi phạm tại bến khách ngang sông Cồn Nhì.

Tăng cường giám sát khi nâng giới hạn số giờ làm thêm

THƯ HÂN |

Tăng thời gian làm thêm lên không quá 60 giờ/tháng giúp doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, ứng phó với sự thay đổi của thị trường. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần tăng cường giám sát việc thực thi, nếu không làm tốt công tác này thì về lâu dài có thể làm bào mòn sức khỏe của người lao động.

Tăng giờ làm thêm, doanh nghiệp và người lao động đồng tình

PHI LONG - HỮU LIỀU |

QUẢNG BÌNH - Theo nghị quyết mới được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, số giờ làm thêm của người lao động trong 1 tháng được nâng lên trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ.

Tăng giờ làm thêm phải đi đôi với nâng cao phúc lợi người lao động

Mai Dung |

Trong bối cảnh phục hồi sản xuất sau dịch, phần lớn các doanh nghiệp ở Hải Phòng đang phải huy động, bố trí người lao động làm thêm giờ. Không chỉ doanh nghiệp, người lao động cũng ủng hộ việc tăng thời giờ làm thêm để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.