Tăng lương là cách để doanh nghiệp thu hút lao động

Bảo Hân |

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, nhiều công nhân lao động cho biết, họ rất mong mỏi lương cơ bản của mình sẽ được công ty tăng trong năm 2022 để họ bớt đi phần nào khó khăn. Ở góc độ doanh nghiệp, việc tăng lương cũng là cách để thu hút, giữ chân người lao động.

Công nhân mong được tăng lương  

Chị Đặng Thị Tư (công nhân khu công nghiệp Quang Châu, tỉnh Bắc Giang) cho biết, chị làm công nhân từ năm 2019. “Lương cơ bản tôi được nhận hiện nay là 4,1 triệu đồng/tháng. Năm 2021, công nhân trong công ty không được tăng lương cơ bản; còn năm nay, tôi chưa rõ, vì công ty chưa thông báo” - chị Tư nói.

Ngoài tiền lương cơ bản, chị Tư còn được nhận các khoản tiền phụ cấp, gồm: Tiền nhà ở (350.000 đồng/tháng); tiền thâm niên (200.000 đồng); tiền xe đi lại (650.000 đồng/tháng; tiền cho công nhân có con nhỏ (50.000 đồng)… Tổng thu nhập mà chị Tư nhận được trong một tháng là khoảng 5,3 triệu đồng.

Mức lương cơ bản và phụ cấp như trên không đủ để chị Tư trang trải cuộc sống gia đình. Chồng chị không đủ sức khoẻ để đi làm, không có thu nhập, trong khi chị có 3 người con. Vì vậy, chị Tư thường xuyên phải đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập. “Một ngày tôi tăng ca thêm 1,2 giờ, nếu công ty huy động, tôi còn làm cả thứ 7, chủ nhật. Tổng thu nhập của tôi khi đi làm thêm có thể được 10 triệu đồng/tháng” - chị Tư cho hay.

Do lương cơ bản và các khoản phụ cấp còn thấp, nên chị Tư có xu hướng chọn đi làm thêm vào ngày chủ nhật; nếu cần có việc phải nghỉ, chị sẽ xin nghỉ vào các ngày trong tuần.

“Làm chủ nhật tiền lương được hơn nhiều so với ngày thường: 600.000 đồng; nếu làm vào ban đêm còn được gần 900.000 đồng nên tôi rất ham” - chị Tư cho hay. Một ngày chị Tư phải vượt quãng đường 80km với gần 4 giờ đi lại. Dù vất vả như vậy, nhưng chị luôn cố gắng để được đi làm thêm, có thêm thu nhập.

Năm 2021, lương cơ bản của chị Trịnh Thị Thanh Loan, công nhân một công ty điện tử Nhật Bản tại khu công nghiệp Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) được tăng 150.000 đồng. Năm nay, do tình hình khó khăn, nên con số tăng này chỉ là 100.000 đồng, đạt 5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, hàng tháng, chị Loan còn được hưởng phụ cấp thâm niên (1 triệu đồng); trợ cấp kỹ năng (1 triệu đồng); trợ cấp đời sống và đi lại (450.000 đồng). Ngoài ra, chị còn được 200.000 đồng tiền chuyên cần, nhưng chưa rõ năm 2022 còn tiếp tục được hưởng không.

Để có thêm thu nhập, như nhiều công nhân khác, chị Loan chọn giải pháp làm thêm. “Nếu có nhiều việc thì tôi làm thêm nhiều, nếu không có việc thì về sớm. Tuần nào cao điểm tôi làm thêm 2 buổi. Thu nhập thực nhận của tôi sau khi trừ bảo hiểm là 6-7 triệu đồng/tháng. Chị Loan mong được tăng lương cơ bản cao hơn. Chị Loan cho rằng, nếu mức lương này cùng các khoản phụ cấp đảm bảo cuộc sống, thì chị sẽ chọn không đi làm thêm để có thời gian bên gia đình.

Tăng lương để giữ chân người lao động  

Ông Nguyễn Thế Quyết - Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cho biết, hằng năm các công đoàn cơ sở trong các khu công nghiệp đều đàm phán, thương lượng với chủ doanh nghiệp để đưa vào quy chế về mức lương, thưởng hay chế độ phúc lợi cho công nhân lao động.

“Năm 2021, mức lương cơ bản của công nhân trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đa phần rơi vào từ 4,1-4,5 triệu đồng/tháng. Năm 2022, con số này tăng lên một chút, từ 4,4-4,7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tại những doanh  nghiệp FDI lớn, mức lương cơ bản là khoảng trên dưới 5 triệu đồng/tháng” - ông Quyết cho biết.

Theo ông Quyết, hiện các doanh nghiệp có nhiều đơn hàng, đòi hỏi lực lượng công nhân lao động lớn hơn, nên tăng lương là một cách để doanh nghiệp để thu hút lao động.

“Hiện tại mới đầu tháng 1.2022, Công đoàn các khu công nghiệp vẫn chưa nắm cụ thể tình hình tăng lương của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo xu hướng chung, các doanh nghiệp đều tăng lương, không nhiều thì ít; một số doanh nghiệp tăng nhiều hơn để giữ lực lượng lao động và tăng trước Tết lao động để thu hút công nhân lao động trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Âm lịch” - ông Quyết cho hay.

Ông Quyết nói thêm, nếu không có chiến lược tăng lương, thì người lao động sẽ rời bỏ, chuyển công ty khác có chế độ lương tốt hơn.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết: “Tăng lương, thu nhập là mong muốn của nhiều người lao động. Theo cá nhân tôi, năm 2022 tình hình kinh tế - xã hội sẽ khả quan hơn. Với tốc độ phủ của vaccine, dịch COVID-19 được kiểm soát dần dần. Như vậy, các hoạt động khác lại quay trở lại với quỹ đạo”.

Bà Lan Hương ví qua đợt dịch COVID-19, nền kinh tế giống như “người bị ốm vực dậy”. Như vậy, sau đại dịch khác với việc “đứt gãy” do khủng hoảng kinh tế. Sau dịch cũng phải tái cơ cấu của thị trường lao động tốt hơn. Chính phủ có những giải pháp tổng thể về công tác quản lý lao động, nhìn nhận mối quan hệ về thị trường lao động, phát triển kinh tế và cải cách hệ thống an sinh xã hội để thực sự là “lưới” chung cho tất cả mọi người. “Mong muốn của người lao động cũng có cơ sở khi chúng ta có cái nhìn lạc quan hơn về việc dịch bệnh kiểm soát, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh” - bà Hương nói. Hoa Lê (ghi)

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

"Tăng lương, dù chỉ một đồng cũng quý "

PHAN CÚC |

Trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động đến mọi mặt kinh tế - xã hội, việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng được xem là việc làm cấp thiết nhằm đảm bảo đời sống an sinh xã hội cho người lao động.

Khấp khởi tăng lương

ANH THƯ |

Thông tin Chính phủ điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hàng tháng từ đầu năm 2022 đã được biết bao người mong mỏi từ lâu. Dịch bệnh ập đến, những khó khăn càng bủa vây người dân, đặc biệt nhóm người hưởng lương hưu thấp. Dù mức tăng còn "khiêm tốn", song ai nấy đều bày tỏ sự vui mừng vì có thêm một khoản để cải thiện cuộc sống hiện nay.

Công nhân mong được tăng lương nhiều hơn trong năm 2022

Quế Chi |

Với nhiều công nhân, tăng lương luôn là điều họ mong muốn để cải thiện cuộc sống vốn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trong năm 2022, nhiều công nhân chia sẻ, họ muốn được công ty tăng lương cơ bản nhiều hơn để đảm bảo cuộc sống hơn.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.