Tăng lương là mong muốn lớn nhất của công nhân

Minh Phương - Quế Chi |

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu đã ký văn bản số 4130/TLĐ-TG về việc tổng hợp kiến nghị của công nhân lao động với Đảng, Nhà nước tại Chương trình Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động được dự kiến tổ chức nhân dịp Tháng Công nhân năm 2022. Theo ghi nhận của phóng viên, đa số các kiến nghị của công nhân, cán bộ công đoàn đều liên quan đến tiền lương và bình ổn giá thị trường.

Lương cơ bản cộng phụ cấp của chị Hoàng Thị Ngoan (quê Lào Cai) - công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) khoảng 5,8 triệu đồng/tháng. Nếu được tăng ca, tiền lương của chị tăng thêm được 2-3 triệu đồng. Với số tiền này, chị Ngoan phải chắt bóp từng đồng vừa để gửi về cho con, vừa có chút tiền phòng khi ốm đau.

Nói về khó khăn khi một mình xa nhà làm công nhân suốt 7 năm, chị Ngoan cho biết, đó là những thời điểm chị không có việc làm do dịch bệnh, để có tiền trang trải trong những ngày dịch COVID-19 căng thẳng, chị phải vay mượn ngược xuôi. “Qua chương trình gặp gỡ công nhân của Thủ tướng sắp tới, bên cạnh hy vọng được tăng lương, tôi rất mong nhà nước, chính phủ kiểm soát tốt tình hình dịch như hiện nay. Như vậy, chúng tôi mới yên tâm lao động, sản xuất” - chị Ngoan nói.

Chị Nguyễn Phương Thảo (công nhân lao động, trú tại xã Lương Phong, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang) cho biết, chị rất mong những công nhân lao động trực tiếp như chị sẽ được tăng lương cơ bản trong thời gian tới. “Hiện lương cơ bản của tôi là 4,6 triệu đồng/tháng. Nếu có làm thêm, cộng với cả khoản phụ cấp, tổng thu nhập của tôi được 8 triệu đồng/tháng” - chị Thảo cho biết.

Nếu không làm thêm, tiền nhận về của chị Thảo rơi vào khoảng 5,6 - 6 triệu đồng/tháng, khó đảm bảo cuộc sống. Vì vậy, chị Thảo luôn muốn được làm thêm để có thêm thu nhập. Một ngày, chị Thảo làm thêm 2 giờ; 1 tuần 10 giờ; 1 tháng vào khoảng 40-50 giờ. Nếu lương cơ bản tăng ở mức phù hợp, chị Thảo nói mình sẽ ít đi làm thêm để dành thời gian cho gia đình cũng như để giữ gìn sức khoẻ của mình.

Ông Ngô Đức Thắng - Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang - cho biết, hiện tại, lương cơ bản trong các doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang ở nhiều mức khác nhau, thấp nhất là 3,7 triệu đồng/người/tháng; cao nhất là 4,9 triệu đồng/người/tháng. Thời gian vừa qua, do tác động của dịch COVID-19 nên nhiều doanh nghiệp chưa tăng lương lương cơ bản cho công nhân.

“Với mức lương cơ bản như vậy, cộng với các khoản phụ cấp thì vẫn chưa đủ để công nhân lao động trang trải cuộc sống, nên nhiều người lao động phải làm thêm để có thêm thu nhập, đảm bảo cuộc sống” - ông Thắng cho hay.

Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang mong muốn công nhân lao động được tăng lương cơ bản để cuộc sống của họ bớt khó khăn; từ đó, người lao động được đảm bảo sức khoẻ, có nhiều thời gian dành hơn cho gia đình, con cái và hưởng thụ đời sống văn hoá, tinh thần, đồng thời gắn bó hơn với doanh nghiệp.

Mặc dù chưa lập gia đình, đang ở cùng bố mẹ, nhưng giá xăng tăng cao cũng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chị Nguyễn Phương Thảo. Trước đây, mỗi lần đổ đầy bình xăng cho xe máy, chị phải trả 100.000 đồng, thì bây giờ, con số này là 150.000 đồng. Giá xăng tăng cao như vậy khiến chị Thảo phải tính toán chi li mỗi khi phải đi lại; đồng thời hạn chế những lần đi chơi với bạn bè để tiết kiệm. Điều chị lo lắng hơn là giá các mặt hàng, dịch vụ khác cũng sẽ tăng theo.

Theo ông Nguyễn Đức Nhân - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Asti Hà Nội (Khu công nghiệp Quang Minh, Hà Nội) - với công nhân, quan trọng nhất vẫn là tiền lương. Ông Nhân cho biết, công ty ông có khoảng 1.200 công nhân lao động, lương cơ bản khoảng 5,1 triệu đồng/tháng, phụ cấp khác gần 1 triệu đồng. Để đảm bảo cho cuộc sống, công nhân phải tăng ca, làm thêm giờ.

Mức lương tối thiểu vùng được Hội đồng Tiền lương quốc gia đề xuất điều chỉnh tăng 6% từ ngày 1.7.2022. Thông qua chương trình đối thoại của Thủ tướng với công nhân, từ những câu chuyện thực tế của công nhân, ông Nhân mong muốn lương tối thiểu vùng sớm được chính phủ quyết định điều chỉnh tăng.

Ngoài ra, vị cán bộ công đoàn cũng hy vọng, nhà nước, chính phủ giữ được bình ổn giá, không để giá cả leo thang như hiện nay. “Những năm qua, lương tối thiểu không tăng nhưng vật giá lại neo cao, như giá xăng hiện nay đã gần 30.000 đồng/lít, đời sống công nhân rất khó khăn” - ông Nhân bày tỏ.

Minh Phương - Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Không tăng lương cho người lao động như thoả thuận, công ty có bị xử phạt?

Phương Minh |

Trường hợp cố tình không thực hiện việc nâng lương cho người lao động như đã thỏa thuận, người sử dụng lao động có thể bị phạt vi phạm hành chính.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải tăng lương cho người lao động hằng năm?

Minh Hương |

Việc nâng lương cho người lao động sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc thỏa ước lao động tập thể, quy định của công ty.

Người lao động có được tăng lương hằng năm?

QUANG MINH |

Tiền lương là một trong những nội dung quan trọng trong hợp đồng lao động giữa người lao động và doanh nghiệp.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.