Tiền lương tăng, công nhân mong được nâng mức đóng bảo hiểm xã hội

Mạnh Cường |

Khi tiền lương tăng, cuộc sống được đảm bảo hơn, nhiều công nhân mong muốn được nâng mức đóng bảo hiểm xã hội để các quyền lợi về sau thiết thực hơn.

Anh Nguyễn Văn Tiến (35 tuổi) - công nhân ở tỉnh Nam Định - chia sẻ, mức lương hiện tại của anh là 9,5 triệu đồng cho 9,5 tiếng làm việc mỗi ngày. Tuy nhiên, mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội hiện tại chỉ 416.000 đồng (10,5%).

Anh Tiến cho biết, lương đóng bảo hiểm xã hội của công ty chỉ cao hơn lương tối thiểu vùng khoảng 10%. Theo nam công nhân, điều này khá thiệt thòi bởi anh đã có 9 năm kinh nghiệm.

“Ở công ty cũ ngoài Hà Nội, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tôi là hơn 4,7 triệu đồng. Khi nghỉ ốm hoặc làm giờ hành chính, dù thu nhập có giảm cũng không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Còn ở quê thì lại khá lo lắng vì lương tối thiểu vùng thấp” - anh Tiến cho hay.

Anh Tiến muốn tăng mức đóng bảo hiểm xã hội để đảm bảo thu nhập khi ốm đau, về hưu. Ảnh: Mạnh Cường.
Anh Tiến muốn tăng mức đóng bảo hiểm xã hội để đảm bảo thu nhập khi ốm đau, về hưu. Ảnh: Mạnh Cường

Thu nhập của Tiến và vợ ổn định từ 17 - 19 triệu đồng/tháng. Do chỉ cần đảm bảo sinh hoạt cho gia đình, việc học cho các con và nuôi một người mẹ già nên cuộc sống gia đình theo nam công nhân khá thoải mái, không có nhiều áp lực.

“Sống ở quê nên mọi thứ đều rất rẻ, tiền học cho hai con mỗi tháng chỉ hơn 3 triệu đồng, tiền ăn uống cả nhà 5 triệu đồng/tháng, tiền phụng dưỡng mẹ 2 triệu đồng/tháng, tính cả các khoản phát sinh khác, hai vợ chồng tôi vẫn còn dư ít nhất 6 triệu đồng/tháng” - anh Tiến nói.

Nam công nhân mong muốn lương tháng đóng bảo hiểm xã hội có thể tăng thêm 50% so với hiện tại, tức khoảng 6 triệu đồng/tháng. Như vậy, mỗi tháng anh Tiến sẽ đóng thêm hơn 600.000 đồng tiền bảo hiểm xã hội. Mức đóng này với anh vẫn đảm bảo được cuộc sống, mang lại nhiều lợi hơn là mất.

“Dù mỗi tháng phải đóng thêm 200.000 đồng so với hiện tại nhưng nhỡ có ốm đau, bận việc riêng phải nghỉ hoặc chỉ làm giờ hành chính, thu nhập của tôi cũng trên 6,5 triệu đồng/tháng. Tăng mức đóng bảo hiểm, sau này khi hưởng trợ cấp thất nghiệp hay nhận lương hưu cũng được hưởng mức cao hơn” - anh Tiến cho hay.

Chị Nguyễn Quỳnh Dương (28 tuổi) - công nhân may tại tỉnh Nam Định - cũng mong muốn được nâng mức đóng bảo hiểm xã hội. Lý do được chị Dương chia sẻ là tổng thu nhập hai vợ chồng khoảng 20 triệu đồng/tháng, gia đình đã trả xong hết các khoản nợ chỉ còn lo việc học tập cho hai con.

“Tiền điện, tiền nước, sinh hoạt và tiền học cho 2 con, một mình chồng tôi với mức lương 11 triệu đồng vẫn đáp ứng tốt. Lương của tôi gần như chỉ để mua quần áo, cỗ bàn, vẫn còn dư để mua được hơn nửa chỉ vàng tích lũy” - chị Dương cho hay.

Chị Dương cho biết, tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội hiện tại chỉ hơn 4,4 triệu đồng/tháng dù đã vào công ty được 8 năm.

Dự định của chị Dương sắp tới sẽ sinh thêm một con nữa, nếu mức đóng bảo hiểm xã hội tăng thêm sẽ giúp chị an tâm hơn rất nhiều khi nghỉ thai sản.

“Năm 2022, tôi sinh con thứ hai chỉ được hưởng 24 triệu đồng tiền trợ cấp thai sản vì mức đóng quá thấp. Nếu đóng bảo hiểm xã hội trên 5 triệu đồng/tháng thì sắp tới sinh con tôi sẽ nhận được ít nhất 30 triệu đồng” - chị Dương nói.

Bên cạnh đó, chị Dương cho hay, cả hai vợ chồng đều đặt mục tiêu đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu chứ không có dự định rút một lần dù còn trẻ. Vì thế, theo nữ công nhân, tăng mức đóng thêm ít nhất 20% so với hiện tại là điều chị rất mong mỏi.

“Mục tiêu của hai vợ chồng tôi khi về hưu là đạt được mức lương hưu ít nhất 4 triệu đồng/người như thế mới không sợ phiền muộn con cái. Chỉ khi tăng mức đóng bảo hiểm xã hội thì tôi mới có lương hưu cao" - chị Dương nói.

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là 10,5%. Hiện nay, công thức tính tiền đóng bảo hiểm xã hội được xác định như sau:

Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Chẳng hạn tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 5 triệu đồng thì mức tiền đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng như sau:

Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% x 5 triệu đồng = 525.000 đồng/tháng. Cách tính này chỉ áp dụng trong trường hợp 5 triệu đồng đó là mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (bao gồm lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác thuộc diện tính đóng bảo hiểm xã hội).

Mạnh Cường
TIN LIÊN QUAN

7 đối tượng thuộc quân đội, công an được nâng bậc lương trước thời hạn từ 1.7

Phương Minh |

Bạn đọc hỏi: Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong bảng lương mới được quy định tại Nghị quyết 27-NQ/TW. Vậy đối tượng lực lượng vũ trang nào (cụ thể là quân đội, công an) được nâng bậc lương trước hạn từ 1.7?

Bảng lương mới từ 1.7 của công chức, viên chức không phải lãnh đạo

NHÓM PV |

Bảng lương mới theo vị trí việc làm từ 1.7.2024 khi cải cách tiền lương áp dụng đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo được căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW.

Mong tăng lương hưu để yên tâm khi về già, không phải làm công việc thời vụ

Bạn đọc Nguyễn Đước |

Với mức lương hưu lúc mới nghỉ hưu là gần 3 triệu đồng/tháng, sau đó tăng lên mức 3,5 triệu đồng/tháng, cuộc sống của ông Ngô Khắc Lợi (Thành phố Hồ Chí Minh) gặp rất nhiều khó khăn. Ông mong muốn có đột phá trong cải cách chế độ tiền lương cũng như điều chỉnh lương hưu để những người như ông có thể yên tâm sinh sống khi về già.

Trực tiếp bóng đá U20 Việt Nam 2-0 U20 Bangladesh: Hiệp 1

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa U20 Việt Nam và U20 Bangladesh tại vòng loại U20 châu Á 2025, diễn ra lúc 19h00 hôm nay (27.9).

Lào Cai ghi nhận ca "vi khuẩn ăn thịt người" đầu tiên

Đinh Đại |

Ngành Y tế Lào Cai vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".

Em trai của Trương Mỹ Lan xin lại số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đại diện ông Trương Mễ (em trai Trương Mỹ Lan) xin tòa giải tỏa kê biên số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh.

2 phút cướp ôtô rồi gây ra 6 vụ tai nạn khiến 7 người thương vong ở Cần Thơ

Tạ Quang - Yến Phương |

Cần Thơ - Sự việc xảy ra quá nhanh, quá trình cướp xe của đối tượng dương tính với ma túy chỉ diễn ra trong vòng 2 phút.

Tiền phạt quá tiền công, tài xế nói "quyết không chở nữa"

Tô Thế |

Nhận chuyển hàng cồng kềnh với hơn 100 nghìn đồng tiền cước. Tuy nhiên, nhiều tài xế bị CSGT Hà Nội phát hiện xử lý, tiền phạt gấp nhiều lần tiền công.

7 đối tượng thuộc quân đội, công an được nâng bậc lương trước thời hạn từ 1.7

Phương Minh |

Bạn đọc hỏi: Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong bảng lương mới được quy định tại Nghị quyết 27-NQ/TW. Vậy đối tượng lực lượng vũ trang nào (cụ thể là quân đội, công an) được nâng bậc lương trước hạn từ 1.7?

Bảng lương mới từ 1.7 của công chức, viên chức không phải lãnh đạo

NHÓM PV |

Bảng lương mới theo vị trí việc làm từ 1.7.2024 khi cải cách tiền lương áp dụng đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo được căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW.

Mong tăng lương hưu để yên tâm khi về già, không phải làm công việc thời vụ

Bạn đọc Nguyễn Đước |

Với mức lương hưu lúc mới nghỉ hưu là gần 3 triệu đồng/tháng, sau đó tăng lên mức 3,5 triệu đồng/tháng, cuộc sống của ông Ngô Khắc Lợi (Thành phố Hồ Chí Minh) gặp rất nhiều khó khăn. Ông mong muốn có đột phá trong cải cách chế độ tiền lương cũng như điều chỉnh lương hưu để những người như ông có thể yên tâm sinh sống khi về già.