Tranh thủ ngày nghỉ, nữ công nhân kiếm thêm thu nhập từ giặm lúa thuê

BÍCH NGỌC |

Nghề cấy, giặm lúa thuê thu hút nhiều lao động tham gia. Tại Hậu Giang, nữ công nhân Nguyễn Thị Đến cũng tranh thủ thời gian rảnh cuối tuần nhận cấy, giặm lúa thuê để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống gia đình.

Sau khi gieo sạ lúa từ 15 ngày trở lên, bà con nông dân bước vào giai đoạn giặm lúa. Nghề giặm lúa là công việc thời vụ giúp bà con có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Chị Nguyễn Thị Đến - công nhân Công ty TNHH Lạc Tỷ II Hậu Giang - cũng tranh thủ thời gian nghỉ cuối tuần để kiếm thêm thu nhập từ việc cấy, giặm lúa thuê.

Chị Đến cho biết: "Ngày nghỉ, tôi thường có nhiều thời gian rảnh và chỉ làm những công việc lặt vặt trong gia đình. Nay vào đợt giặm lúa nên tôi nhận giặm ngay để có đồng ra đồng vào cho gia đình".

Chị Nguyễn Thị Đến tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần nhận cấy, giặm lúa thuê kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Bích Ngọc
Chị Nguyễn Thị Đến tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần nhận cấy, giặm lúa thuê kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Bích Ngọc

Theo chị Đến, đây là công việc chị đã làm từ lâu khi chưa xin vào làm công nhân ở công ty. Nghề giặm lúa thuê không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật, chỉ cần chịu khó thì ai cũng có thể làm được.

Mỗi ngày, thời gian làm việc của nhân công giặm lúa là 8 giờ. Công việc bắt đầu từ sáng sớm và vào buổi trưa nhân công sẽ có thời gian về nhà nghỉ ngơi để chiều tiếp tục công việc. Trung bình mỗi ngày, nhân công giặm thuê nhận được 200.000 - 250.000 đồng.

"Từ khi vào mùa, nhiều chủ hộ cũng kêu giặm, nếu đúng vào ngày nghỉ là tôi sẽ nhận lời ngay để có thêm một khoản tiền cho bữa ăn hàng ngày cũng như được một ít đóng tiền điện nước hàng tháng" - chị Đến cho biết thêm.

Theo những nhân công tại đây, nếu chủ hộ nào ít đất, lúa chết ít thì thời gian cấy, giặm có thể từ 1-2 ngày, chủ hộ nào đất nhiều thì ngày làm có thể nhiều hơn. Từ khi vào vụ, nhiều nhân công thu nhập từ 1 - 1,5 triệu đồng mỗi tuần.

Do đây là công việc không bị gò bó thời gian nên nhiều người dân tận dụng thời gian rảnh rỗi để làm. Nhiều nhân công không chỉ nhận cấy, giặm ở nơi gần nhà mà còn nhận ở các hộ lân cận.

Trung bình mỗi ngày công nhân kiếm từ 200.000 - 250.000 đồng. Ảnh: Bích Ngọc
Trung bình mỗi ngày, nhân công kiếm từ 200.000 - 250.000 đồng. Ảnh: Bích Ngọc

Chủ hộ Nguyễn Văn Của (Long Mỹ, Hậu Giang) cho biết: "Gia đình tôi có 15 công đất nhưng chỉ có 2 vợ chồng làm. Do không làm xuể nên tôi thuê bà con trong xóm đến giặm. Đa số nhân công cũng là bà con nông dân, chị em nội trợ có thời gian rảnh rỗi nhận làm để kiếm thêm thu nhập".

Mỗi ngày có khoảng 5 - 6 nhân công đến giặm lúa cho gia đình. Sau khi đồng ruộng đã giặm xong, nhân công sẽ được trả tiền công một lượt hoặc trả theo ngày tuỳ theo yêu cầu của người làm. Giá thuê nhân công năm nay cao hơn năm rồi 20.000 đồng/ngày nhưng vẫn khó để tìm người nhận làm, ông Của cho biết thêm.

Những năm gần đây, hình thức sản xuất, gieo trồng lúa đã được cải tiến nhờ vào sự phát triển của khoa học công nghệ. Tuy nhiên, công việc thuê nhân công cấy, giặm lúa vẫn được nhiều địa phương áp dụng, nhờ vậy mà giúp bà con có thêm việc làm thời vụ, kiếm thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. 

BÍCH NGỌC
TIN LIÊN QUAN

Sạt lở xảy ra trong gang tấc, người dân Hậu Giang hoảng loạn

PHONG LINH |

Hậu Giang - Sau 1 ngày vụ sạt lở diễn ra tại bờ tuyến kênh Nàng Mau, các hộ dân ở ấp Thạnh Lợi A1, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp vẫn chưa hết hoảng loạn.

Quy hoạch Châu Thành là vùng phát triển đô thị trọng tâm của Hậu Giang

Văn Sỹ |

Theo Quyết định số 868 của UBND tỉnh Hậu Giang ban hành ngày 25.5, huyện Châu Thành là một trong những trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, dịch vụ, thương mại có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng trung tâm Nam Sông Hậu và tỉnh Hậu Giang.

Trong 2 ngày xảy ra 3 vụ sạt lở đất ở Hậu Giang

Văn Sỹ |

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang, trong 2 ngày 20 và 21.5, trên địa bàn huyện Châu Thành (Hậu Giang) xảy ra 3 vụ sạt lở đất, thiệt hại 76 triệu đồng.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh bất chấp xu hướng chung

Khương Duy |

Dù giá vàng thế giới và vàng nhẫn tròn trơn trong nước sụt giảm, giá vàng miếng SJC vẫn đang giữ vững đà tăng.

Giải pháp xử lý giun ngoi kín đất ở Tuyên Quang

Nguyễn Hoàn |

Trước hiện tượng hàng loạt giun đất ngoi kín mặt ruộngTuyên Quang, cơ quan chức năng đã đưa ra các giải pháp khuyến cáo tới người nông dân.

Miễn nhiệm Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang

Vân Trường |

Sáng 8.10, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026, tổ chức kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề).

Choáng váng khi giá đất nền vùng ven Hà Nội "nhảy múa"

Thu Giang |

Giá đất nền ở các huyện vùng ven Hà Nội thời gian qua đang được đẩy lên cao, có nơi đã vượt mức 100 triệu đồng/m2 khiến nhiều người choáng váng.

EU nói về khả năng xung đột Ukraina kết thúc trong 15 ngày

Ngọc Vân |

Đại diện cấp cao EU tin rằng, xung đột Nga-Ukraina có thể kết thúc trong 15 ngày nếu không có sự hỗ trợ của phương Tây cho Kiev.

Sạt lở xảy ra trong gang tấc, người dân Hậu Giang hoảng loạn

PHONG LINH |

Hậu Giang - Sau 1 ngày vụ sạt lở diễn ra tại bờ tuyến kênh Nàng Mau, các hộ dân ở ấp Thạnh Lợi A1, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp vẫn chưa hết hoảng loạn.

Quy hoạch Châu Thành là vùng phát triển đô thị trọng tâm của Hậu Giang

Văn Sỹ |

Theo Quyết định số 868 của UBND tỉnh Hậu Giang ban hành ngày 25.5, huyện Châu Thành là một trong những trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, dịch vụ, thương mại có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng trung tâm Nam Sông Hậu và tỉnh Hậu Giang.

Trong 2 ngày xảy ra 3 vụ sạt lở đất ở Hậu Giang

Văn Sỹ |

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang, trong 2 ngày 20 và 21.5, trên địa bàn huyện Châu Thành (Hậu Giang) xảy ra 3 vụ sạt lở đất, thiệt hại 76 triệu đồng.