Trong vòng 3 tháng, người lao động cần phải làm thủ tục để hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Hà Anh |

Ngày 12.6, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách chuyên đề “Tuyên truyền phổ biến pháp luật về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và bảo hiểm xã hội (BHXH)”.

Gần 200 cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động (NLĐ) đến từ các công đoàn cơ sở CĐCS trực thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tham gia buổi đối thoại.

Giao lưu và trả lời các câu hỏi của đoàn viên, NLĐ và bạn đọc là các chuyên gia trong các lĩnh vực pháp luật, chính sách, BHXH: Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông BHXH TP Hà Nội; Tiến sĩ Đỗ Thị Lan Chi - Phó Trưởng khoa An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp (Trường Đại học Công đoàn); Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest.

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội phát biểu tại Chương trình. Ảnh: Hà Anh
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội - phát biểu tại chương trình. Ảnh: Hà Anh

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hà Nội - cho biết, thực tế cho thấy, các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến NLĐ như chế độ BHXH, tiền lương và các quy định của pháp luật về lao động, việc làm là những nội dung mà NLĐ rất quan tâm.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện, cơ hội để tìm hiểu, tìm “đúng” và tìm “trúng” những nội dung cần thiết để có thể tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động và đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất.

Trong bối cảnh đó, công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật, hướng tới bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và NLĐ, trong đó đặc biệt là công tác an toàn lao động luôn được các cấp Công đoàn coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

"Một trong những hình thức tuyên truyền có tính hiệu quả cao đó là chương trình Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức" - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội nhận xét.

Tại buổi đối thoại, chị Nguyễn Thị Hồng Khuyên - Công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất - hỏi: NLĐ được hưởng chế độ gì sau khi chấm dứt hợp đồng lao động? Người lao động phải làm gì nếu Công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho NLĐ?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu tư vấn, khi chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp chỉ cần báo giảm tại cơ quan BHXH là có thể tạm dừng đóng cho NLĐ.

Đối với việc chấm dứt hợp đồng lao động cũng cần lưu ý nếu có tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì trong vòng 3 tháng sẽ phải qua làm thủ tục, nếu quá 3 tháng coi như không có nhu cầu hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Hiện nay, các luật liên quan như Luật BHXH, Luật ATVSLĐ, Luật Lao động… hiện vẫn có sự vênh nhau trong các quy định về loại hợp đồng. Tuy nhiên, khi chấm dứt hợp đồng lao động và rút sổ, trước hết NLĐ làm theo các thủ tục bình thường, trường hợp khó khăn quá cũng có thể nhờ Công đoàn vào cuộc.

Luật sư Phạm Ngọc Minh bổ sung, Luật Lao động 2019 có những quy định đã bớt thủ tục hành chính hơn rất nhiều, đơn cử như việc chấm dứt hợp đồng lao động. Hiện, chúng ta hoàn toàn có thể thông báo trước là chúng ta sẽ nghỉ, thay vì cần sự đồng ý của người sử dụng lao động như trước đây.

Ngoài ra, với một số trường hợp quyền lợi bị ảnh hưởng như quấy rối, chậm lương… NLĐ có quyền nghỉ mà không cần thông báo. Tương tự, việc chốt sổ bảo hiểm xã hội hiện tại cũng khá đơn giản, theo tôi, quyền lợi của NLĐ hiện tại đã được đảm bảo hơn rất nhiều.

Anh Trần Hữu Thắng, Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội  đặt câu hỏi tại chương trình. Ảnh: Hà Anh
Anh Trần Hữu Thắng (Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội) đặt câu hỏi tại chương trình. Ảnh: Hà Anh

Anh Trần Hữu Thắng (Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội) đề nghị các chuyên gia cho biết về vai trò của Công đoàn trong giám sát ATVSLĐ? Kế hoạch giám sát ATVSLĐ có quy định rõ và cụ thể trong Luật không?

Chuyên gia Đỗ Thị Lan Chi cho hay, hiện nay, trong Luật ATVSLĐ thì vai trò của Công đoàn là rất lớn, từ tham gia ký, thương lượng các điều khoản… về giám sát ATVSLĐ thì trong Luật quy định rõ chúng ta có mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Mạng lưới này do người sử dụng lao động thành lập nhưng lại chịu sự quản lý của CĐCS. Mỗi tổ sản xuất sẽ có 1 An toàn vệ sinh viên. Người này sẽ đóng vai trò tuyên truyền, vận động NLĐ thực hiện tốt các quy định về ATVSLĐ, giúp giám sát các hoạt động về ATVSLĐ trong quá trình sản xuất…

Với tổ chức Công đoàn, nếu trong quá trình đi kiểm tra, nếu phát hiện ra nơi làm việc có nguy cơ xảy ra TNLĐ thì hoàn toàn có quyền yêu cầu dừng sản xuất để sửa chữa, sao cho đảm bảo ATVSLĐ mới tiếp tục để NLĐ tham gia sản xuất.

Câu chuyện liên quan đến trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân, Công đoàn tham gia giám sát, đây là điều quan trọng. Nhiều đơn vị khi trao đổi với Công đoàn thì nói là trang bị tốt, nhưng thực tế lại không phải. Công đoàn phải giám sát. Công đoàn cần phải xây dựng kế hoạch giám sát ATVSLĐ trong năm.

"Khi chúng ta tham gia giám sát ATVSLĐ thì kế hoạch cần đưa cho NLĐ và NSDLĐ. Chúng ta hết sức lưu ý, công tác này muốn làm tốt thì phải cởi mở thông tin. Công đoàn là tổ chức đại diện cho NLĐ, bởi vậy phải thông báo cho NLĐ và NSDLĐ biết. Chúng ta không cung cấp kế hoạch giám sát thì sẽ cực kỳ bị động trong công tác giám sát. Việc đảm bảo thông tin là hết sức quan trọng…" - chuyên gia Đỗ Thị Lan Chi chia sẻ.

Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Chi 1.909 tỉ đồng tài chính Công đoàn chăm lo cho người lao động khó khăn ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Từ năm 2018-2023, Công đoàn tỉnh Bình Dương đã chi 1.909 tỉ đồng để chăm lo cho người lao động khó khăn. Sự hỗ trợ kịp thời của tổ chức công đoàn đã giúp người lao động vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, gắn bó với Bình Dương. Qua đó, doanh nghiệp cũng ổn định nguồn lao động, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế.

Góc thư giãn Công đoàn - không gian yêu thích của người lao động

Kiều Vũ |

Đến nay, rất nhiều CĐCS trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã triển khai xây dựng mô hình Góc thư giãn Công đoànGóc thư giãn Công đoàn, mang lại không gian thư giãn, tái tạo sức lao động cho đoàn viên, NLĐ. Góc thư giãn Công đoàn được các CĐCS thiết kế ở nơi phù hợp với điều kiện của từng đơn vị, có không gian mở, có bàn, ghế, cây xanh; có giá sách với một số đầu sách, truyện, sổ tay đảng viên, bản tin sinh hoạt CĐCS... Với không gian này, đoàn viên, NLĐ có thể gặp gỡ, trò chuyện, dùng đồ uống hoặc đọc truyện, tìm hiểu kiến thức cuộc sống qua những trang sách trong giờ nghỉ giải lao.

Hàng nghìn đoàn viên, người lao động hưởng phúc lợi từ kinh phí công đoàn

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Từ nguồn kinh phí công đoàn, hàng nghìn lượt đoàn viên, người lao động ở Thừa Thiên Huế được hưởng phúc lợi.

Lý do tiếp tục đề nghị truy tố cựu Bí thư TX Bến Cát

ĐÌNH TRỌNG |

Sau khi phục hồi điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã hoàn tất điều tra, ra kết luận chuyển hồ sơ đề nghị truy tố cựu Bí thư TX Bến Cát.

Thu nhập thấp, công nhân xoay xở lo chi phí đầu năm học

NGỌC DIỆP |

Để lo các khoản chi tiêu đầu năm học mới cho con, nhiều công nhân, người lao động phải tiết kiệm, xoay xở đủ mọi cách.

Gia hạn xác minh vụ luận án tiến sĩ bị tố đạo văn

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Đại học Huế vừa có thông báo liên quan đến vụ việc luận án tiến sĩ của trưởng phòng nghiên cứu khoa học bị tố đạo văn.

Cháy nhà trong ngõ nhỏ tại Cầu Giấy, khói cao hàng chục mét

KHÁNH AN |

Đám cháy xảy ra vào khoảng 12h trưa 17.9, tại một nhà dân trong ngõ 58 Trần Bình (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội).

Kiên quyết giải phóng mặt bằng thực hiện cao tốc Bắc - Nam

CÔNG SÁNG |

UBND huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) sẽ tiến hành cưỡng chế nếu các hộ dân không thực hiện đúng quy định, phương án giải phóng mặt bằng.