Ước mơ nhà ở xã hội của công nhân Khánh Hòa không còn xa

Hữu Long |

Người lao động ở Khánh Hòa mong muốn địa phương quan tâm bố trí dành quỹ đất xây nhà ở xã hội. Đây được xem là nguyện vọng chính đáng, tỉnh Khánh Hòa đã có chính sách hỗ trợ.

Mong muốn thiết thực của công nhân

Chị Lê Thị Mỹ Hòa - công nhân Công ty BB Khánh Hòa chia sẻ, điều chị trăn trở nhất là mong sớm có một ngôi nhà để an tâm làm việc.

“Vợ chồng tôi đều làm công nhân, thu nhập chỉ đủ trang trải cuộc sống hằng ngày. Mơ ước có nhà ở là vô cùng xa vời. Chúng tôi chỉ mong địa phương có chính sách kịp thời hỗ trợ người lao động khó khăn có nhà ở” - chị Mỹ Hòa tâm sự.

Không riêng chị Mỹ Hòa, hàng vạn công nhân, người lao động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện rất mong muốn địa phương xây dựng thêm các căn nhà ở xã hội.

Ngày 14.6, ông Trần Hòa Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký văn bản về kế hoạch phát triển nhà ở trong năm 2023. Theo kế hoạch, địa phương dự kiến xây dựng hơn 14.400 căn nhà ở xã hội trong năm để giải quyết nhu cầu của công nhân, người lao động khó khăn.

Cụ thể năm 2023, tổng số nhà ở cần đầu tư xây dựng toàn tỉnh là 32.743 căn, tương ứng với 2.452.081 m2 sàn, trong đó nhà ở thương mại khoảng 8.892 căn; nhà ở xã hội khoảng 14.464 căn; nhà ở phục vụ tái định cư khoảng 497 căn; nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng khoảng 8.890 căn...

Tỉnh Khánh Hòa dự báo nhu cầu nguồn vốn đầu tư nhà ở toàn tỉnh khoảng 19.815 tỉ đồng, trong đó nhà ở thương mại là 7.358 tỉ đồng; nhà ở xã hội khoảng 3.719 tỉ đồng; nhà ở tái định cư là 237 tỉ đồng; 8.500 tỉ đồng nhà ở dân tự xây.

Sẵn sàng hỗ trợ người lao động vay vốn mua nhà ở xã hội

Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của người lao động là tỉnh Khánh Hòa sẽ ưu tiên phát triển nhà ở xã hội dành cho cán bộ, công chức, viên chức; nhà ở công nhân; nhà ở sinh viên và các đối tượng chính sách khác có khó khăn về nhà ở mua hoặc thuê, thuê mua phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhằm từng bước cải thiện chỗ ở của nhân dân.

Trước mong muốn của người lao động về việc bố trí dành đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội khi phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, địa phương đang triển khai Quyết định 338 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”.

Trước mắt, Khánh Hòa tập trung xây dựng nhà ở xã hội tại TP Nha Trang. Ông Nguyễn Tấn Tuân cũng cho hay, theo nhu cầu dự kiến từ năm 2021-2025, tỉnh cần 44.000 căn hộ.

“Để phục vụ Khu Công nghiệp Suối Dầu, Cụm Công nghiệp Trảng É, tỉnh cho xây dựng nhà ở xã hội dọc Tỉnh lộ 3. Còn về mặt chính sách, tỉnh sẽ cấp tiền cho Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho vay trong chương trình 1 triệu nhà ở xã hội. Tỉnh sẵn sàng có chính sách hỗ trợ để ngân hàng cho người lao động vay vốn mua nhà ở xã hội. Tỉnh sẽ cùng các sở, ban, ngành bàn bạc, cho phép tiến hành xây các nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu rất lớn của người lao động” - ông Nguyễn Tấn Tuân nói.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Thanh Hóa yêu cầu rà soát nhà ở xã hội cho công nhân

Trần Lâm |

Tại cuộc họp chiều ngày 18.7, ông Mai Xuân Liêm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu Liên đoàn Lao động tỉnh cùng các đơn vị liên quan rà soát lại nhu cầu nhà ở xã hội đối với công nhân lao động, báo cáo UBND tỉnh làm cơ sở xây dựng kế hoạch.

Chuyên gia hiến kế đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội

Thạch Lam |

Nhu cầu về nhà ở xã hội của người dân ngày càng tăng nhưng vẫn chưa đủ nguồn cung để đáp ứng. Nhà ở xã hội chưa thể phát triển do gặp nhiều vướng mắc nhưng chưa thể có giải pháp hợp lý. Đặc biệt, là cách phát triển nhà ở xã hội theo cơ chế bao cấp để lại nhiều hệ luỵ cho tương lai.

Công nhân ở Trà Vinh mỏi mòn chờ nhà ở xã hội

HOÀNG LỘC |

Nhà ở xã hội là niềm mong mỏi của mọi công nhân, người lao động thu nhập thấp. Thời gian qua, ở một số địa phương, các dự án nhà ở xã hội bước đầu đến được với người có nhu cầu. Tuy nhiên, ở không ít tỉnh, thành phố, dự án nhà ở xã hội kéo dài, công nhân rơi cảnh mỏi mòn chờ đợi... Trà Vinh là một ví dụ.

Cư dân nhà ở xã hội lo lắng trước nguy cơ bị cắt điện

Quế Chi - Lương Hạnh |

Vướng mắc trong việc kí hợp đồng với điện lực khiến người dân chung cư CT4 - Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội (là khu nhà ở xã hội) có nguy cơ bị cắt điện chiếu sáng, thang máy và tại các khu vực công cộng, ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cư dân nơi đây.

Khẩn trương trình ban hành Nghị quyết phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng vừa chủ trì hội nghị Thành ủy lần thứ 12 kiểm điểm thực hiện nhiệm vụ 6 tháng năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.