Việc giảm giờ làm là cần thiết

NAM DƯƠNG ghi |

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, các luật sư cho rằng, việc giảm giờ làm của người lao động từ 48 giờ/tuần xuống còn 44 giờ/tuần là đúng đắn và cần thiết.

* Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại Luật gia Việt Nam: “Giảm giờ làm là xu thế tiến bộ xã hội”.

Từ năm 1886, đã nổ ra phong trào công nhân biểu tình, đòi giảm giờ làm việc xuống còn 8 giờ/ngày và yêu cầu không giảm tiền lương. Ngày 1.5 sau này được chọn làm Ngày Quốc tế Lao động. Qua tìm hiểu quy định pháp luật ở các nước cho thấy, từ những năm 1950 - 1960, nhiều nước đã chuyển sang chế độ làm việc 40 giờ mỗi tuần.

Đến năm 1999, chúng ta đã quy định công chức chỉ làm việc mỗi tuần 5 ngày và mỗi ngày 8 tiếng. Còn Bộ luật Lao động hiện hành vẫn quy định người lao động (NLĐ) phải làm việc 48 giờ/tuần, như vậy đã tạo ra sự không công bằng giữa hai khu vực lao động làm công ăn lương cho Nhà nước và lao động làm việc cho doanh nghiệp, trong khi Hiến pháp quy định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cũng đã phát biểu trước Quốc hội, việc duy trì hai chế độ thời gian làm việc như thế là “không bình đẳng và không có nước nào mà Luật Lao động lại quy định công chức làm ít giờ, công nhân làm nhiều giờ”. Theo tôi, đây là một nhận xét phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của NLĐ.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đã có nhiều chủ trương, đường lối để chăm lo cho giai cấp công nhân. Vì vậy, Quốc hội cần thể chế hóa các chủ trương, đường lối đó thông qua việc xây dựng, ban hành pháp luật đảm bảo quyền, lợi ích của CNLĐ. Xu hướng chung hiện nay ở nhiều quốc gia là giảm giờ làm của NLĐ và tăng cường đầu tư công nghệ, máy móc hiện đại để nâng cao năng suất lao động.

Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nhấn mạnh tăng lương, giảm giờ làm là xu thế tiến bộ xã hội. Do đó, việc giảm giờ làm của CNLĐ từ 48 giờ xuống còn 44 giờ, thậm chí 40 giờ đối với CNLĐ là cần thiết và nên làm.

* Luật sư Nguyễn Hữu Học - Công ty Luật Phương Minh, Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh: “Để bảo đảm luật đi vào cuộc sống, quyền phải gắn với nghĩa vụ”.

Qua theo dõi góp ý dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi lần này, tôi thấy có xu hướng tăng nghĩa vụ của NLĐ. Cụ thể, dự thảo đề xuất tăng giờ làm thêm, tăng tuổi nghỉ hưu đối với NLĐ. Trong khi đó, dự thảo vẫn giữ nguyên số giờ làm việc là 48 giờ/tuần, giữ nguyên ngày nghỉ có hưởng lương của NLĐ là 10 ngày.

Như vậy, những đề xuất để tăng quyền lợi của NLĐ như giảm giờ làm từ 48 giờ xuống còn 44 giờ/tuần; tăng thêm ngày nghỉ có hưởng lương của NLĐ đã không được đưa vào trong dự thảo. Nguyên tắc chung khi xây dựng pháp luật và để bảo đảm luật đi vào cuộc sống, quyền phải gắn với nghĩa vụ. Nếu tăng nghĩa vụ của NLĐ cũng nên tăng quyền thì mới cân bằng, tránh sự mất cân đối giữa quyền và nghĩa vụ. Vì thế, tôi cho rằng việc giảm giờ làm của NLĐ từ 48 giờ/tuần xuống còn 44 giờ/tuần là đúng đắn và cần thiết.

NAM DƯƠNG ghi
TIN LIÊN QUAN

Để giảm áp lực cuộc sống cho người lao động

VŨ ANH |

Với đặc thù có lực lượng lao động đặc thù như tiếp viên phải làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại nguy hiểm (được Bộ LĐTBXH công nhận) với tiếng ồn, áp suất, thay đổi múi giờ ảnh hưởng đến sức khoẻ của NLĐ, CĐ TCty Hàng không Việt Nam đã có sự quan tâm đặc biệt đến công tác gia đình và trẻ em.

9 lý do để lý giải: “Tại sao cần giảm giờ làm cho công nhân..

TS. NHẠC PHAN LINH PHÓ VIỆN TRƯỞNG VIỆN CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN - TỔNG LĐLĐVN |

Đối với toàn bộ nền kinh tế và xã hội, các quyết định về thời gian làm việc có thể có những tác động trên diện rộng, vượt xa lợi ích trước mắt của một doanh nghiệp. Quy định về thời gian làm việc còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó đáng chú ý là cân bằng cuộc sống giữa công việc, bảo vệ sức khỏe, an toàn và hạnh phúc của người lao động (NLĐ).

Giảm giờ làm, tăng lợi ích cho người lao động sẽ đảm bảo tăng trưởng kinh tế

QUẾ CHI |

Hiện nay, Quốc hội đang thảo luận sôi nổi về Bộ Luật Lao động (sửa đổi) mà một trong những nội dung được người lao động quan tâm là quy định về giờ làm. Giảm giờ làm không chỉ là xu thế, là nguyện vọng của người lao động mà còn khẳng định sự chăm lo của xã hội đối với người lao động. Giảm giờ làm không mâu thuẫn với tăng trưởng. Trách nhiệm về tăng năng suất lao động không thể đè nặng lên vai mỗi người lao động.

Kỷ luật loạt lãnh đạo vụ hủy hoại đất rừng Lao Động phản ánh

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Liên quan vụ hủy hoại đất rừng để xây dựng trái phép mà Báo Lao Động phản ánh, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đà Bắc đã kỷ luật loạt lãnh đạo xã.

Thuê đơn vị chưa có chứng nhận ATVSTP nấu ăn cho học sinh

Minh Chuyên - Đặng Tình |

Công ty TM DV An Thịnh chưa được cơ quan chức năng ở Hòa Bình cấp giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm vẫn được trường học thuê nấu ăn cho học sinh.

Làm rõ việc người nước ngoài sống ở NOXH Bắc Giang, Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Phóng viên Báo Lao Động liên hệ với chính quyền tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh làm rõ tình trạng nhiều người nước ngoài sống trong nhà ở xã hội (NOXH).

Trực tiếp bóng chuyền LPB Ninh Bình 0-0 Hóa chất Đức Giang Lào Cai

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa LPB Ninh Bình và Hóa chất Đức Giang tại tứ kết giải bóng chuyền vô địch các câu lạc bộ nữ châu Á, diễn ra lúc 13h00 hôm nay (26.9).

Trần nhà bong từng mảng, bất an sống tại chung cư chờ sập ở Hà Nội

Linh Trang - Hạnh Thơm |

Hà Nội - Hiện nay, nhiều hộ dân vẫn đang chấp nhận sống tạm bợ ở những khu chung cư cũ xuống cấp.

Để giảm áp lực cuộc sống cho người lao động

VŨ ANH |

Với đặc thù có lực lượng lao động đặc thù như tiếp viên phải làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại nguy hiểm (được Bộ LĐTBXH công nhận) với tiếng ồn, áp suất, thay đổi múi giờ ảnh hưởng đến sức khoẻ của NLĐ, CĐ TCty Hàng không Việt Nam đã có sự quan tâm đặc biệt đến công tác gia đình và trẻ em.

9 lý do để lý giải: “Tại sao cần giảm giờ làm cho công nhân..

TS. NHẠC PHAN LINH PHÓ VIỆN TRƯỞNG VIỆN CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN - TỔNG LĐLĐVN |

Đối với toàn bộ nền kinh tế và xã hội, các quyết định về thời gian làm việc có thể có những tác động trên diện rộng, vượt xa lợi ích trước mắt của một doanh nghiệp. Quy định về thời gian làm việc còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó đáng chú ý là cân bằng cuộc sống giữa công việc, bảo vệ sức khỏe, an toàn và hạnh phúc của người lao động (NLĐ).

Giảm giờ làm, tăng lợi ích cho người lao động sẽ đảm bảo tăng trưởng kinh tế

QUẾ CHI |

Hiện nay, Quốc hội đang thảo luận sôi nổi về Bộ Luật Lao động (sửa đổi) mà một trong những nội dung được người lao động quan tâm là quy định về giờ làm. Giảm giờ làm không chỉ là xu thế, là nguyện vọng của người lao động mà còn khẳng định sự chăm lo của xã hội đối với người lao động. Giảm giờ làm không mâu thuẫn với tăng trưởng. Trách nhiệm về tăng năng suất lao động không thể đè nặng lên vai mỗi người lao động.