Trường tư quyết “ôm” phí giữ chỗ: Viện cớ khó khăn để trút gánh nặng lên đầu phụ huynh

QUANG ĐẠI |

Mặc dù nhiều luật sư lên tiếng phản đối, Sở GDĐT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu trả lại các khoản thu cho phụ huynh, nhưng nhiều trường tư vẫn “phớt lờ”, bất chấp.

Chuyện phụ huynh vật vã đòi lại tiền trường và “phí giữ chỗ” tại các trường tư thục, dân lập đang nóng trên các diễn đàn. Trường Lương Thế Vinh yêu cầu phụ huynh nộp hồ sơ cho con vào lớp 10 phải kèm theo các khoản tiền học phí, đồng phục, tiền xây dựng trường... lên tới hơn 6 triệu đồng và tuyên bố không trả lại nếu rút hồ sơ.

Dù Sở GDĐT Hà Nội có công văn yêu cầu trường này trả lại tiền cho phụ huynh, trường vẫn không trả.

Trao đổi với PV Lao Động, bà Văn Thùy Dương - Phó Hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh - cho biết, việc quy định thu các khoản phí đầu năm đã được công khai, đây là thỏa thuận dân sự, phụ huynh đã đồng ý rồi thì phải chấp nhận.

Tương tự, thu đến 10 triệu đồng “phí giữ chỗ” của phụ huynh và không trả lại nếu họ rút hồ sơ, đại diện Trường Nguyễn Siêu cho rằng, Sở GD-ĐT không có quy định cấm thì trường cứ thu (?). Một số trường tư còn cho rằng họ hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Việc phụ huynh liên tục rút - nộp hồ sơ làm họ mệt mỏi, nếu không tuyển sinh đủ thì thu không đủ bù chi...

Mặt khác, do điểm chuẩn thay đổi liên tục, phổ điểm không được công bố nên các trường bị động. Đúng là so với các trường công lập, trường tư gặp rất nhiều khó khăn. Họ phải lo tất cả mọi thứ từ đất đai, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhân viên...

Trong khâu tuyển sinh, hầu hết các trường tư đều bị động và họ là lựa chọn cuối cùng của phụ huynh sau khi rớt đài trường công. Tuy nhiên, trường tư lại được tự chủ về kinh phí hoạt động. Trường có quyền xây dựng mức học phí để đảm bảo cân đối thu chi và có lợi nhuận.

Do đó, các trường không thể dựa vào những bất cập trong khâu tuyển sinh để tạo cớ đặt ra các khoản thu trái pháp luật. Việc rút, nộp hồ sơ, thay đổi nguyện vọng là quyền của phụ huynh. Họ muốn có lựa chọn tốt nhất cho con, phù hợp với điều kiện gia đình.

Về khâu xử lý hồ sơ, các trường có thể thu lệ phí tuyển sinh để cân đối. Nếu áp dụng công nghệ tuyển sinh trực tuyến, thì tình trạng này sẽ chấm dứt. Các trường cho rằng đây là sự “thỏa thuận” với phụ huynh là một cách đánh tráo khái niệm.

Theo Từ điển tiếng Việt, “thỏa thuận” nghĩa là: “Đi tới sự đồng ý sau khi cân nhắc". Nghĩa là hai bên ngồi lại với nhau, cùng trao đổi đi tới thống nhất, trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, hài hòa lợi ích.

Còn trong trường hợp này, các trường đã lợi dụng tình thế khó khăn của phụ huynh, đơn phương áp đặt “phí giữ chỗ” lên tới hàng chục triệu đồng.

Không thể lấy lý do khó khăn để trút gánh nặng lên đầu, lên cổ phụ huynh, còn mình thì ngồi không hưởng lợi.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Trường Lương Thế Vinh không trả 6 triệu đồng phí nhập học: Môi trường giáo dục, chứ có phải cái chợ đâu!

An Bình |

Lãnh đạo Trường Lương Thế Vinh và nhiều trường ngoài công lập khác vẫn giữ quan điểm sẽ không trả lại tiền phí nhập học khi học sinh rút hồ sơ, mặc lệnh chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội. Còn phụ huynh vì bức xúc với cách làm của trường đã lập hội nhóm “Đòi tiền trường ngoài công lập”.

Sở GDĐT Hà Nội lên tiếng việc trường ngoài công lập thu phí giữ chỗ, đặt ra luật chơi riêng

Đặng Chung |

“Đối với lĩnh vực giáo dục, lòng tin của phụ huynh học sinh đối với nhà trường là điều rất quan trọng. Đồng thời, mặc dù trường tư thục được thực hiện các công tác tự chủ trong nhiệm vụ tuyển sinh, nhất là về tài chính, nhưng phải có tính chất nhân văn của giáo dục trong đó”- đại diện Sở GDĐT Hà Nội nêu quan điểm.

Các trường dân lập thu phí giữ chỗ là trái luật, phải trả lại cho phụ huynh

Đặng Chung |

Luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) khẳng định, việc trường dân lập thu phí giữ chỗ của phụ huynh học sinh là trái các quy định pháp luật. Cơ quan quản lý cần vào cuộc, yêu cầu các trường trả lại phụ huynh khoản phí này.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.