Từ đơn xin “xã hội đen” cho đi dạy đến sự ám ảnh kiểu đòi nợ giang hồ

Thế Lâm |

Câu chuyện cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Hiếu (giáo viên tiểu học ở quận Bình Tân, TP.HCM) đến mức phải viết đơn “kính gửi mấy anh xã hội đen” để được đi dạy đúng là một sự thật nhức nhối.

Và thật hơn là tình trạng, trong gia đình có bất cứ ai thiếu nợ thì những người còn lại phải “lãnh đạn”. 

Cô Hiếu và người mẹ già bị bệnh tim cùng các cháu chính là những nạn nhân phải “lãnh đạn” của kiểu đòi nợ giang hồ, xã hội đen. Tình trạng này đã khiến dư luận bức xúc, phẫn nộ lâu nay.

Tuy nhiên, người dân có bức xúc, phẫn nộ đến đâu cũng chẳng giải quyết được vấn đề khi chính quyền, lực lượng chức năng thực thi pháp luật chưa nhập cuộc để trừng trị thích đáng những kiểu đòi nợ như vậy.

Cho vay nặng lãi kiểu truyền thống đã là câu chuyện xa xưa. Bản chất cũng là cho vay nặng lãi đồng thời là tín dụng “đen”, nhưng nhiều dịch vụ hiện được khoác lên “chiếc áo” thời công nghệ 4.0 là cho vay trực tuyến thông qua các ứng dụng di động, website với điều kiện vay rất thoáng và thời gian giải ngân có thể chi sau vài giờ. Song đổi lại, người vay không chỉ phải trả lãi suất cao lên đến hàng chục phần trăm mỗi tháng hay vài trăm phần trăm mỗi năm, mà còn phải chịu cảnh đòi nợ mang tính côn đồ, xã hội đen khi không kịp trả.

Như trường hợp cô giáo Hiếu, dù không liên quan đến món nợ nhưng cũng phải chịu tình cảnh bị đe dọa, ném mắm tôm vào nhà, phun sơn đỏ với nội dung xuyên tạc là “nhà tranh chấp không mua bán”, đổ keo dán sắt vào ổ khóa để nhốt người bên trong.

Trên thực tế, những kiểu đòi giang hồ xã hội đen còn có nhiều hành vi khủng khiếp hơn như hành hung, chặt ngón tay hay cắt tai, rạch mặt… Đó là một thế giới cho vay và đòi nợ ngoài vòng pháp luật, không chỉ trở thành nỗi ám ảnh của con nợ mà cả đối với người thân của họ.

Thậm chí, những cuộc đòi nợ kiểu giang hồ, xã hội đen như thế còn khiến cả xóm giềng, khu phố náo động và dân tình khiếp hoảng.

Luật pháp nước ta cấm tín dụng “đen”, cấm cho vay nặng lãi, nhưng lại cho phép dịch vụ đòi nợ thuê, dẫn đến không ít trường hợp bị biến tướng thành đòi nợ kiểu xã hội đen ngấm ngầm làm cánh tay nối dài cho những đối tượng cho vay nặng lãi. Đây chính là một loại tội phạm.

Chính vì thế mà gần đây, TPHCM đã kiến nghị Bộ Tài chính đề xuất với Chính phủ cấm hẳn dịch vụ đòi nợ thuê.

Chính quyền địa phương đã tiến hành thăm hỏi, động viên và lắp cả camera nhằm bảo vệ cô giáo Hiếu. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế chứ không giải quyết được tận gốc vấn đề.

Bởi trong xã hội, những người phải chịu cảnh đòi nợ kiểu xã hội đen đâu chỉ có mỗi cô giáo Hiếu. Chính quyền đâu thể lắp camera cho tất cả những trường hợp như vậy?

Chỉ có một cách là truy đến cùng và dẹp sạch kiểu đòi nợ giang hồ, xã hội đen thì xã hội, lòng dân mới yên được.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Chính quyền lắp camera bảo vệ cô giáo "xin xã hội đen cho đi dạy”

Ngô Nguyên |

Ngay sau khi Lao Động lên tiếng, ngày cuối tuần, chính quyền địa phương đã cử lực lượng xuống sơn sửa nhà, lắp camera bảo vệ cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Hiếu (giáo viên một trường tiểu học ở quận Bình Tân - TPHCM). Chính quyền còn đề nghị có thể cho xe tới đón gia đình cô về ở lại…

Công an sẽ bảo vệ gia đình cô giáo "viết đơn gửi xã hội đen xin đi dạy"

T.S |

Trước sự việc cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Hiếu ngụ tại khu phố 13, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân- TPHCM viết đơn “gửi mấy anh xã hội đen” để xin được đi dạy học mà Báo Lao Động phản ánh, sáng nay (12.10), cơ quan công an đã mời cô giáo lên làm việc và động viên cô về nhà cũ sinh sống.

Làm đơn xin “xã hội đen” cho đi dạy học

Ngô Nguyên |

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Hiếu (giáo viên một trường tiểu học ở quận Bình Tân - TPHCM) run rẩy cho biết, lá đơn đề “Kính gửi mấy anh xã hội đen” đã viết xong, mà chưa dám gửi vì sợ. Bởi chị dâu nợ tiền nhưng giang hồ lại đến gia đình cô giáo ném mắm tôm, sơn, đổ keo dán sắt, khóa trái cửa nhốt mẹ già khiến gia đình hoảng loạn…

Lào Cai ghi nhận ca "vi khuẩn ăn thịt người" đầu tiên

Đinh Đại |

Ngành Y tế Lào Cai vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".

Bảng giá đất mới tại TPHCM dự kiến ban hành trước 15.10

MINH QUÂN |

TPHCM dự kiến ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15.10 nhằm khắc phục những bất cập của bảng giá đất hiện tại.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Bứt phá mạnh mẽ

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Đà tăng của vàng gần như không có vật cản. Giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng cao nhất mọi thời đại.

Em trai của Trương Mỹ Lan xin lại số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đại diện ông Trương Mễ (em trai Trương Mỹ Lan) xin tòa giải tỏa kê biên số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh.

Xử lý vi phạm tại bến đò Cồn Nhì sau phản ánh của Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý loạt vi phạm tại bến khách ngang sông Cồn Nhì.

Chính quyền lắp camera bảo vệ cô giáo "xin xã hội đen cho đi dạy”

Ngô Nguyên |

Ngay sau khi Lao Động lên tiếng, ngày cuối tuần, chính quyền địa phương đã cử lực lượng xuống sơn sửa nhà, lắp camera bảo vệ cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Hiếu (giáo viên một trường tiểu học ở quận Bình Tân - TPHCM). Chính quyền còn đề nghị có thể cho xe tới đón gia đình cô về ở lại…

Công an sẽ bảo vệ gia đình cô giáo "viết đơn gửi xã hội đen xin đi dạy"

T.S |

Trước sự việc cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Hiếu ngụ tại khu phố 13, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân- TPHCM viết đơn “gửi mấy anh xã hội đen” để xin được đi dạy học mà Báo Lao Động phản ánh, sáng nay (12.10), cơ quan công an đã mời cô giáo lên làm việc và động viên cô về nhà cũ sinh sống.

Làm đơn xin “xã hội đen” cho đi dạy học

Ngô Nguyên |

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Hiếu (giáo viên một trường tiểu học ở quận Bình Tân - TPHCM) run rẩy cho biết, lá đơn đề “Kính gửi mấy anh xã hội đen” đã viết xong, mà chưa dám gửi vì sợ. Bởi chị dâu nợ tiền nhưng giang hồ lại đến gia đình cô giáo ném mắm tôm, sơn, đổ keo dán sắt, khóa trái cửa nhốt mẹ già khiến gia đình hoảng loạn…