Căng thẳng
Căng thẳng có mối liên hệ chặt chẽ với chứng nghiến răng khi ngủ. Những đứa trẻ đối mặt với nhiều tình huống căng thẳng có nhiều khả năng mắc chứng nghiến răng khi ngủ. Đối với trẻ em trong độ tuổi đi học, chứng nghiến răng có thể là một cách đối phó với căng thẳng từ bài tập về nhà và áp lực điểm số.
Cảm giác lo lắng
Những đứa trẻ hay lo lắng có nhiều khả năng mắc chứng nghiến răng hơn. Chứng nghiến răng có thể giảm dần theo thời gian, những đứa trẻ mới biết đi thường dễ mắc chứng nghiến răng hơn trẻ lớn.
Sai lệch khớp răng
Khi các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch nhau hoặc không thẳng hàng sẽ dẫn đến việc khó khép hai hàm răng ăn khớp với nhau. Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau, làm trẻ nghiến răng khi ngủ.
Cách chữa nghiến răng ở trẻ
Nghiến răng không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nghiến răng có thể làm tăng nguy cơ gãy răng, tụt nướu hoặc mắc rối loạn khớp hàm. Ngoài ra, nghiến răng còn làm gián đoạn giấc ngủ vì những âm thanh phát ra.
Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ các hoạt động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ như: dùng bữa ăn nhẹ bổ dưỡng, đánh răng, tắm nước ấm, trò chuyện cùng con…Điều này sẽ làm dịu răng và hàm bị đau. Đồng thời, hãy chườm lạnh hoặc chườm nóng, khuyến khích con uống nước, tránh thức ăn cứng và kẹo cao su.