Từ vụ tuyển bóng đá nữ đến con số gây sốc 87% phụ nữ Việt bị quấy rối

Huyền Chi |

Các chuyên gia nhận định, dù ở lứa tuổi, ngành nghề nào, phụ nữ đều có thể bị quấy rối tình dục, bình luận khiếm nhã.

Trong kì SEA Games 32 vừa qua, đội tuyển nữ Việt Nam đi vào lịch sử với tấm huy chương vàng môn bóng đá nữ lần thứ 4 liên tiếp. Bên cạnh những lời khen ngợi, trên nhiều bài đăng, một bộ phận cư dân mạng để lại những bình luận cợt nhả, thô tục nhắm đến hình thể các cô gái.

Đây không phải lần đầu tiên những cầu thủ nữ trở thành mục tiêu của những bình luận mang hàm ý quấy rối. Không chỉ riêng lĩnh vực thể thao, quấy rối tình dục, phân biệt giới tính có thể tồn tại trong bất kì ngành nghề nào.

Theo nghiên cứu của tổ chức Action Aid, tỉ lệ phụ nữ Việt Nam từng bị quấy rối, từ lời nói khiếm nhã cho đến hiếp dâm là 87%. Con số này cao hơn Ấn Độ (79%), Campuchia (77%) và Bangladesh (57%).

Tuy nhiên, sự phản kháng của người bị quấy rối tình dục lại rất yếu ớt. Theo thống kê, chỉ có 20,2% số người bị quấy rối có phản ứng là “nói với người đó không được làm như vậy”; 1,5% nói với gia đình và bạn bè; 11% báo cho người có thẩm quyền. Còn lại phần lớn là giữ im lặng và tránh gặp mặt người đó.

Các nạn nhân thường không tổ giác bởi họ e ngại vấn đề có thể không được giải quyết; không muốn bị mang ra bàn tán hoặc đồn thổi. Bên cạnh đó, định kiến xã hội cũng khiến phụ nữ dè dặt, không dám lên tiếng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc phụ nữ ăn mặc hở hang chỉ làm tăng khả năng xảy ra việc xâm hại, chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi này.

Trên thực tế, nhiều người có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân, cho rằng "sai thời điểm và địa điểm", "trang phục không phù hợp"... là những nguyên nhân khiến nạn nhân bị tấn công.

Những nhận xét kiểu như “không có lửa làm sao có khói? hay “tại anh tại ả, tại cả đôi bên” khiến nạn nhân bị giày vò bởi cảm giác tủi hổ, mặc cảm. Không ít trường hợp, chính nạn nhân cũng tự đổ lỗi cho bản thân có một phần trách nhiệm khi bị quấy rối.

Barbara Gilin - một giáo sư về công tác xã hội của đại học Widener đã giải thích rằng: “Bất kì một tội ác nào cũng sẽ khiến nhiều người có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân. Điều này bắt nguồn từ cơ chế tự phòng vệ khi đối mặt với những tin xấu”.

Nạn nhân không dám lên tiếng vì bị nhiều yếu tố cản trở. Ảnh: Opmed
Nạn nhân không dám lên tiếng vì bị nhiều yếu tố cản trở. Ảnh: Opmed

Không chỉ Việt Nam, Châu Á cũng là một "điểm nóng" của nạn quấy rối tình dục.

Theo một nghiên cứu được thực hiện ở Singapore, khoảng 45% trong 1.000 người đồng ý rằng: “Phụ nữ mặc trang phục khiêu gợi nên chấp nhận việc đàn ông bình phẩm về ngoại hình của mình”.

Hiệp hội Phụ nữ Hành động và Nghiên cứu (Aware) chỉ ra, phụ nữ có thể bị quấy rối, sàm sỡ, bình phẩm tục tĩu dù họ ở bất kì chức vụ, nghề nghiệp nào.

Những phụ nữ bị quấy rối ở nơi làm việc cho biết họ làm việc kém hiệu quả hơn và có mối quan hệ căng thẳng với đồng nghiệp.

Về lâu dài, quấy rối tình dục tại nơi làm việc khiến nhiều người phụ nữ buộc phải nghỉ việc, một số người phải chuyển sang làm những công việc được trả lương thấp hơn.

TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội cho biết: "Phụ nữ trưởng thành có thể bị quấy rối bởi đồng nghiệp, sếp, đối tác và cả những người không quen biết, ở văn phòng, công sở, nhà máy, bãi gửi xe, nhà vệ sinh công cộng…

Họ có thể bị trêu ghẹo, tán tỉnh, sàm sỡ, sờ soạng, thậm chí bị tấn công tình dục. Hầu như nạn nhân không được thông cảm, giúp đỡ bởi bất kỳ ai. Nhiều người đã tự nhủ “sống để bụng, chết mang theo”.

Từ những định kiến và thực trạng nhiều người "ngầm đồng thuận" với hành vi quấy rối, xã hội dần đặt ra những tiêu chuẩn buộc phụ nữ phải tuân theo, chẳng hạn không nên quá ăn diện, kiểm soát nồng độ rượu khi ra ngoài, chỉ ở gần đàn ông khi có nhiều phụ nữ khác ở đó...

Huyền Chi
TIN LIÊN QUAN

Lí do phổ biến khiến phụ nữ hết yêu và rời bỏ mối quan hệ tình cảm

Thanh Thanh (Theo Boldsky) |

Trang Boldsky đưa ra lí do phổ biến khiến phụ nữ hết yêu và rời bỏ mối quan hệ tình cảm.

Những bình luận cợt nhả đội tuyển nữ là sự quấy rối cần lên án

Chi Trần |

Không ít bình luận trên mạng xã hội có ý cợt nhả, quấy rối nhắm đến tuyển bóng đá nữ Việt Nam, ngay sau khi họ trở thành những nhà vô địch ở SEA games 32.

Bí quyết để trở thành người phụ nữ hạnh phúc mà bạn nên biết

Hương Lê (Theo Healthshots) |

Người phụ nữ hạnh phúc là người biết chăm sóc và dành thời gian cho bản thân, bên cạnh đó họ còn độc lập và tự chủ về tài chính.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.