Tài khoản định danh điện tử sẽ bị khoá khi nào?

Việt Dũng |

Nghị định 59/2022 quy định về định danh và xác thực điện tử có hiệu lực từ ngày 20.10, hệ thống định danh và xác thực điện tử sẽ tự động khóa tài khoản định danh điện tử trong một số trường hợp.

Cụ thể, Nghị định 59 quy định:

1. Công dân yêu cầu khóa tài khoản của mình; người vi phạm điều khoản sử dụng app VNeID; người bị thu hồi căn cước công dân hoặc chủ thể danh tính điện tử chết.

2. Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ có yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử, thì gửi đề nghị khóa tài khoản tới cơ quan công an để xem xét, giải quyết.

Trong thời hạn 2 ngày làm việc, thủ trưởng cơ quan công an nơi tiếp nhận đề nghị khóa tài khoản phê duyệt việc khóa tài khoản nếu đúng quy định.

Trường hợp từ chối khóa tài khoản thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Đối với người nước ngoài, ngoài những nội dung tương tự như trên, tài khoản định danh của họ cũng sẽ bị khóa nếu chủ tài khoản hết hạn sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; chủ thể danh tính điện tử hết thời hạn cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.

Còn đối với chủ tài khoản là tổ chức, Khoản 3 Điều 19 của Nghị định 59 nêu rõ tài khoản định danh bị khóa khi chủ thể có yêu cầu khóa; vi phạm điều khoản sử dụng ứng dụng VNelD; tổ chức giải thể, dừng hoạt động theo quy định.

Cũng theo Điều 19 nêu trên, tài khoản định danh điện tử sẽ được mở khóa trong các trường hợp sau:

1. Hệ thống tự động mở khóa ngay tài khoản định danh điện tử khi các căn cứ khóa tự động tài khoản định danh điện tử đã hết.

2. Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ có yêu cầu mở khóa tài khoản định danh điện tử thì gửi đề nghị đến cơ quan công an để giải quyết.

Để yêu cầu khóa hoặc mở khóa tài khoản định danh điện tử, người dân có thể thực hiện theo 3 cách thức sau:

1. Chủ tài khoản làm theo hướng dẫn trên ứng dụng VNeID.

2. Liên hệ với tổng đài tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu về định danh và xác thực điện tử, cung cấp những thông tin xác thực theo yêu cầu.

3. Công dân đến cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử, cung cấp thông tin xác thực chủ tài khoản để yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản của mình.

Cũng theo Nghị định 59, từ ngày 20.10, mỗi cá nhân hay tổ chức đều có danh tính điện tử.

Đây là thông tin của chủ thể trong hệ thống định danh và xác thực điện tử, cho phép xác định duy nhất cá nhân hoặc tổ chức đó trên môi trường điện tử.

Mỗi danh tính điện tử được đăng ký một tài khoản định danh điện tử.

Tài khoản này là tập hợp tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử (Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Bộ Công an).

Nghị định trên nêu danh tính điện tử công dân Việt Nam gồm: Thông tin cá nhân là số định danh; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính và thông tin sinh trắc học (ảnh chân dung, vân tay).

Danh tính điện tử người nước ngoài gồm: Số định danh của người nước ngoài; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, thông tin sinh trắc học.

Còn đối với tổ chức, danh tính điện tử gồm: Mã định danh điện tử của tổ chức; tên tổ chức gồm viết tắt và tên tiếng nước ngoài; ngày, tháng, năm thành lập; địa chỉ trụ sở chính; họ và tên người đại diện theo pháp luật hoặc người đứng đầu tổ chức.

Theo Bộ Công an, tính đến hết ngày 20.10, cơ quan chức năng trên cả nước đã phê duyệt cấp trên 11,1 triệu tài khoản định danh điện tử.

Trong đó, mức 1 đăng ký trực tuyến là 152.895 tài khoản. Mức 2 đăng ký trực tiếp tại cơ quan công an là hơn 11 triệu tài khoản.

Ngoài ra, hơn 1 triệu tài khoản đã được duyệt tích hợp thông tin bảo hiểm y tế, 200.000 tài khoản được duyệt tích hợp thông tin giấy phép lái xe.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Tài khoản định danh điện tử chưa thể thay thế CCCD ở các ngân hàng

MINH HÀ - PHƯƠNG UYÊN |

Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 20.10.2022. Theo đó, người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để thực hiện các giao dịch mà không cần xuất trình thẻ CCCD. Tuy nhiên, theo ghi nhận, hiện nay tại các ngân hàng, tài khoản định danh điện tử chưa thể thay thế CCCD trong các giao dịch.

Người dân được sử dụng tài khoản định danh điện tử thay căn cước công dân

Vương Trần |

Người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tương đương việc sử dụng thẻ căn cước công dân hoặc tương đương hộ chiếu với trường hợp là người nước ngoài, khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ căn cước công dân.

Định danh điện tử VNeID được bảo mật ra sao, tiện ích thế nào?

Việt Dũng |

Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.

Lào Cai ghi nhận ca "vi khuẩn ăn thịt người" đầu tiên

Đinh Đại |

Ngành Y tế Lào Cai vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".

Bảng giá đất mới tại TPHCM dự kiến ban hành trước 15.10

MINH QUÂN |

TPHCM dự kiến ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15.10 nhằm khắc phục những bất cập của bảng giá đất hiện tại.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Bứt phá mạnh mẽ

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Đà tăng của vàng gần như không có vật cản. Giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng cao nhất mọi thời đại.

Em trai của Trương Mỹ Lan xin lại số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đại diện ông Trương Mễ (em trai Trương Mỹ Lan) xin tòa giải tỏa kê biên số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh.

Xử lý vi phạm tại bến đò Cồn Nhì sau phản ánh của Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý loạt vi phạm tại bến khách ngang sông Cồn Nhì.

Tài khoản định danh điện tử chưa thể thay thế CCCD ở các ngân hàng

MINH HÀ - PHƯƠNG UYÊN |

Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 20.10.2022. Theo đó, người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để thực hiện các giao dịch mà không cần xuất trình thẻ CCCD. Tuy nhiên, theo ghi nhận, hiện nay tại các ngân hàng, tài khoản định danh điện tử chưa thể thay thế CCCD trong các giao dịch.

Người dân được sử dụng tài khoản định danh điện tử thay căn cước công dân

Vương Trần |

Người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tương đương việc sử dụng thẻ căn cước công dân hoặc tương đương hộ chiếu với trường hợp là người nước ngoài, khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ căn cước công dân.

Định danh điện tử VNeID được bảo mật ra sao, tiện ích thế nào?

Việt Dũng |

Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.