Hiểu rõ hoàn cảnh nghệ sĩ để hỗ trợ đúng, trúng người bị ảnh hưởng COVID-19

Hương Mai |

Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho rằng những cái tên này là rất nhỏ trong số hàng nghìn diễn viên hạng IV trên cả nước đang gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Mới đây, 99 viên chức là đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV thuộc 6 nhà hát trực thuộc Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, gồm Ca múa nhạc Thăng Long, Kịch Hà Nội, Chèo Hà Nội, Cải lương Hà Nội, Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Hà Nội và Múa rối Thăng Long được nhận được gói hỗ trợ cho các viên chức hoạt động nghệ thuật bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, mỗi người 3,7 triệu đồng.

Tuy nhiên, trong số này có các nghệ sĩ nổi tiếng và khá giả như Hồng Đăng, Thanh Hương, Ngọc Quỳnh, Thiện Tùng… Điều này đã khiến dư luận xôn xao, bởi còn không ít những người làm công tác nghệ thuật khác còn khó khăn hơn như những diễn viên trẻ, người làm công tác hậu đài...

Trước sự việc này, Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cho rằng những cái tên này là rất nhỏ trong số hàng nghìn diễn viên hạng IV trên cả nước đang gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Thứ trưởng Tạ Quang Đông cũng nhấn mạnh Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rõ trách nhiệm của đơn vị nghệ thuật phải rà soát đối tượng được hưởng chế độ theo quy định.

Diễn viên Thanh Hương bất ngờ khi biết mình được hỗ trợ và muốn nhường suất đó cho người khác. Ảnh: NV
Diễn viên Thanh Hương bất ngờ khi biết mình được hỗ trợ do ảnh hưởng dịch COVID-19 và muốn nhường suất đó cho người khác. Ảnh: NV

Người đứng đầu các đơn vị nghệ thuật, nhà hát hiểu rõ nhất cá nhân nghệ sĩ có cuộc sống ra sao, họ cần hỗ trợ hay không để có kiến nghị, đề xuất cho sát với thực tế. Trước khi có danh sách thì cần trao đổi với người được hưởng chế độ.

Trao đổi với Lao Động, nhà biên kịch Chu Thơm cho rằng, Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội là đơn vị tiếp nhận danh sách từ dưới lên, nếu sở có tham mưu giỏi thì cần phải kiểm tra lại. Đơn vị đưa lên một kiểu rồi sau đó phó mặc cho những khâu còn lại, như thế là ngụy biện vì trong bất kỳ nhà hát nào, người làm hậu đài cũng khó khăn, phải chịu nhiều thiệt thòi, phải nâng niu, trân quý họ.

Lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật cũng phải có cái nhìn sâu sắc bởi không phải thấy ai nổi tiếng dưới ánh đèn sân khấu thì quý còn không quan tâm đến những người vất vả đứng sau cánh gà.

Mọi chính sách, quyết định đều có mục đích làm cuộc sống tốt hơn, không để cho những người làm việc bị thiệt thòi, nhất là những người làm nghệ thuật sân khấu vì họ yêu nghề mới có thể bám nghề.

"Chúng ta phải phân tích ra, không chỉ diễn viên bậc 4, mà còn các bộ phận khác cũng đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Vì thế, chính sách phải thay đổi để tiến đến giúp đỡ đúng người, đúng đối tượng. Bởi vì “Một miếng khi đói, bằng một gói khi no” và “Của cho không bằng cách cho” là quy luật muôn đời" nhà biên kịch Chu Thơm nói.

Hương Mai
TIN LIÊN QUAN

Tin văn hóa trong tuần: Nghệ sĩ lên tiếng về gói hỗ trợ khó khăn mùa dịch

Hạ Âu |

Bản tin Văn hoá - giải trí trong tuần gây chú ý khi nhiều nghệ sĩ bày tỏ quan điểm về gói hỗ trợ viên chức gặp khó khăn mùa dịch. 

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát đối tượng khó khăn, chưa được nhận hỗ trợ

Theo Chinhphu.vn |

Gặp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhiều người dân thuê trọ ở quận Gò Vấp (TPHCM) chia sẻ rất khó khăn khi đợt dịch COVID-19 kéo 4 tháng nay, chưa nhận được hỗ trợ bằng tiền. Nhiều nhà không còn tiền và mong muốn được miễn, giảm tiền điện, nước. Trẻ em thì chưa có sách giáo khoa và thiết bị học trực tuyến.

Hỗ trợ nghệ sĩ do dịch COVID-19: Cần cuộc rà soát lại để hỗ trợ đúng người

Hải Minh |

Nhiều ý kiến cho rằng, việc hỗ trợ nghệ sĩ bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 cần được rà soát lại để tiền hỗ trợ đến đúng người, đúng đối tượng.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Tin văn hóa trong tuần: Nghệ sĩ lên tiếng về gói hỗ trợ khó khăn mùa dịch

Hạ Âu |

Bản tin Văn hoá - giải trí trong tuần gây chú ý khi nhiều nghệ sĩ bày tỏ quan điểm về gói hỗ trợ viên chức gặp khó khăn mùa dịch. 

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát đối tượng khó khăn, chưa được nhận hỗ trợ

Theo Chinhphu.vn |

Gặp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhiều người dân thuê trọ ở quận Gò Vấp (TPHCM) chia sẻ rất khó khăn khi đợt dịch COVID-19 kéo 4 tháng nay, chưa nhận được hỗ trợ bằng tiền. Nhiều nhà không còn tiền và mong muốn được miễn, giảm tiền điện, nước. Trẻ em thì chưa có sách giáo khoa và thiết bị học trực tuyến.

Hỗ trợ nghệ sĩ do dịch COVID-19: Cần cuộc rà soát lại để hỗ trợ đúng người

Hải Minh |

Nhiều ý kiến cho rằng, việc hỗ trợ nghệ sĩ bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 cần được rà soát lại để tiền hỗ trợ đến đúng người, đúng đối tượng.