Bộ Giáo dục và Đào tạo cấm dạy thêm, các trường vẫn tìm cách lách luật

Tường Vân thực hiện |

Việc dạy thêm hiện nay diễn ra dưới nhiều hình thức: học phụ đạo, dạy tiếng Anh tăng cường, tích hợp, bồi dưỡng nâng cao… và đều núp dưới bóng “tự nguyện đăng kí”. Điều này đã khiến phụ huynh, dư luận xã hội bức xúc.

Báo Lao Động đã có buổi trò chuyện cùng TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục - xoay quanh câu chuyện dạy thêm, học thêm trong các nhà trường hiện nay.

Hiện nay, nhiều trường học liên kết với các đơn vị tư nhân, doanh nghiệp, đưa dạy thêm, học thêm vào trường học và yêu cầu phụ huynh “tự nguyện” đăng kí. Quan điểm của bà về vấn đề này?

- Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và các cấp Sở, Phòng GDĐT đã có thông tư, quy định cấm học thêm, dạy thêm nhưng tại các trường, việc này nở rộ. Nó thể hiện mấy điều sau:

Thứ nhất, có vẻ như Bộ GDĐT bất lực trước các việc làm trái quy định của cấp dưới quyền mà không có cách gì xử lý được. Chỉ cần biến tấu sang một lá đơn mang tính tự nguyện mà đôi khi là giả tạo thì lập tức các trường được phép mở đồng loạt các loại lớp nọ lớp kia và công khai thu phí, bất chấp các quy định của bộ.

TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục. Ảnh: Nhân vật cung cấp
TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thứ hai, có vẻ chương trình tổng thể của Bộ GDĐT thiếu thốn quá nhiều nên các em học sinh từ bậc tiểu học đã phải căng người ra học đủ thứ sau giờ học chính khóa. Lúc này, chúng ta đặt ra câu hỏi nghi ngờ về sự đáp ứng các nhu cầu thiết thực của chương trình tổng thể.

Thứ ba, giáo dục là một ngành nghề có tính chuyên môn vô cùng cao. Không thể cứ có ý kiến đồng ý của phụ huynh, là những cá nhân không có chuyên môn giáo dục có thể vào trường, thực hiện việc giảng dạy. Liệu rằng giáo dục có dễ dàng đến thế? Vậy, ngành Giáo dục tồn tại để làm gì nếu bất kể cá nhân nào cũng có thể dạy trẻ hoặc có thể cho ý kiến về đặc thù của ngành?

Đấy là chưa kể, chính phụ huynh cũng rất bức xúc khi họ gần như bị ép viết các lá đơn tự nguyện.

Thực tế, những lá đơn “tự nguyện” đã hợp thức hoá được việc dạy thêm, học thêm. Vậy, cần xử lí như thế nào với những trường học xảy ra hiện tượng nêu trên?

- Việc này thực ra không hề khó nếu Bộ GDĐT thực sự quyết liệt hơn trong công tác quản lí. Dù đó là trường công hay trường tư, miễn là các quy định của bộ có cả các chế tài xử phạt và có hệ thống thanh tra giáo dục làm việc hiệu quả thì chắc chắn không thể có những hành vi sai trái hết sức ngang nhiên như vậy diễn ra.

Thế nhưng hiện nay, các trường có thể dễ dàng tìm cách lách luật, quy định của Bộ GDĐT. Chủ trương cấm dạy thêm, học thêm rất rõ ràng, nhưng tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, mạnh ai nấy làm và sai trái phổ biến trên phạm vi cả nước. Điều này làm giảm niềm tin của dân chúng vào Bộ GDĐT và toàn ngành.

Giải pháp khắc phục triệt để tình trạng dạy thêm, học thêm trong trường gây bức xúc dư luận là gì, thưa bà?

- Thời gian trước, chúng tôi đi học phụ đạo dưới hình thức: thầy cô tự nguyện gọi các học sinh cần phụ đạo (học sinh giỏi cần rèn luyện để nâng cao, học sinh kém cần trau dồi để theo kịp lớp) đến và dạy tự nguyện, học sinh không phải đóng tiền. Vậy nhưng bây giờ, câu chuyện này rất hiếm xảy ra, đã có lớp là có thu phí. Chính điều này đã khiến mọi tiêu cực diễn ra.

Theo tôi, nếu đã bắt buộc phải có các lớp nâng cao, lớp học thêm trên khắp mọi ngôi trường thì việc đầu tiên chúng ta cần làm là soi lại Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. Chương trình cần phải chỉnh sửa cho phù hợp để học thêm là vô cùng thiểu số thay vì tràn lan như hiện nay.

Điều thứ hai chúng ta cũng cần làm là có 1 tài khoản chung tại kho bạc nhà nước để các phụ huynh chuyển khoản tiền học cũng như các loại phí khác. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ chuyển tiền xuống cho các trường theo đúng nhu cầu của trường. Hiểu đơn giản là việc này được thực hiện tương tự thu phí đường bộ VETC. Khi tất cả khoản thu cần thiết cho học sinh được chuyển về để nhà nước quản lý và phân phối, chắc chắn các hình thức thu chi sai trái sẽ chấm dứt.

Xin cảm ơn bà!

Tường Vân thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh bức xúc khi biết mức "hoa hồng" trường học thu về từ dạy thêm lên tới 20%

trà my |

Với những lá đơn “tự nguyện” được đánh máy sẵn, hoạt động dạy thêm, dạy tăng cường, liên kết ngang nhiên đưa vào nhiều trường học.

Bất ngờ với lợi nhuận của ISMART - đối tác liên kết dạy tiếng Anh với 500 trường học

Nhóm Phóng viên |

Việc liên kết với nhiều trường học dạy tăng cường tiếng Anh, toán tiếng Anh... góp phần đưa về cho ISMART hàng trăm tỉ đồng mỗi năm. Đơn cử, trong 2 năm 2020 và 2021, công ty đã có gần 329 tỉ đồng doanh thu, đồng thời lãi ròng đạt khoảng 37 tỉ đồng.

Mô hình liên kết với trường học dạy thêm tiếng Anh đang thu bội tiền?

Nhóm Phóng viên |

Hiện một số doanh nghiệp đang có nhiều chương trình dạy thêm tiếng Anh liên kết với các trường học trên địa bàn TP Hà Nội.

Sinh tồn trong bão lũ

Phương Linh |

“Bạn có biết cảm giác thức dậy trong nỗi ám ảnh kinh hoàng là như thế nào không? Đó là một cơn ác mộng. Không thể tin đó lại là sự thật” - Rosangela, một phụ nữ sống sót sau trận lũ lụt hồi tháng 5 ở Brazil, nghẹn ngào kể lại trải nghiệm đau thương của cuộc đời.

Haaland lập cú đúp giúp Man City đánh bại Brentford

NGUYỄN ĐĂNG |

Brentford đã không thể tạo nên cú sốc trước Man City tại vòng 4 Ngoại hạng Anh, dù đã dẫn trước ngay ở giây thứ 22.

Quốc tế liên tiếp hỗ trợ người dân Việt Nam thiệt hại do bão

Phương Anh |

Chuyến hàng viện trợ thứ 3 của Trung tâm Điều phối ASEAN về Hỗ trợ nhân đạo trong quản lý thiên tai hỗ trợ người dân ảnh hưởng bão, lũ đã về đến Hà Nội.

Thị trường ế ẩm, bánh Trung thu truyền thống vẫn đắt hàng

Phương Anh |

Hà Nội - Trái với cảnh nhiều điểm bán bánh Trung thu ế ẩm dù giảm giá, khách vẫn xếp hàng dài chờ mua bánh Trung thu truyền thống trên phố Thụy Khuê.

Giờ thứ 9: Trả về nguyên quán - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cô gái trẻ tiến tới hôn nhân khi vừa học hết cấp 3. Cô bị gia đình phản đối vì quyết định này. Diễn biến tiếp theo của câu chuyện sẽ ra sao?