Chuyên gia hướng dẫn cách đảm bảo an toàn cho trẻ khi học trực tuyến

Tường Vân |

Trẻ học trực tuyến phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, tai nạn không mong muốn. Do đó, làm sao để đảm bảo an toàn cho con là vấn đề cấp thiết đặt ra.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng vụ tai nạn thương tâm của cháu bé học sinh bị điện giật tử vong tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) là bài học đau đớn và xót thương. Nếu không có giải pháp để phòng ngừa, các vụ việc tương tự có thể tái diễn  trong tương lai, khi dạy và học trực tuyến là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay.

"Có một thông điệp mà tôi muốn nhấn mạnh chính là sự giám sát của cha mẹ đối với con trẻ. Bậc cha mẹ luôn luôn phải đặt con trẻ trong tầm giám sát của mình bất kể học online hay không" - Cục trưởng Cục Trẻ em nói.

Để làm được điều này, ông Nam cho rằng, bản thân bố mẹ phải học, trang bị kiến thức, đặc biệt là vấn đề đảm bảo an toàn trong gia đình. Bởi không chỉ trong bối cảnh dịch bệnh, nguy cơ tai nạn thương tích luôn tiềm ẩn quanh trẻ, chẳng hạn như: Điện giật, cháy, bỏng, bị vật sắc nhọn đâm, ngã nhà cao tầng, ngộ độc hóa chất, thậm chí đuối nước trong nhà tắm...

"Tại Việt Nam, 50-60% tai nạn thương tích của trẻ em xảy ra ngay tại ngôi nhà của mình.  Do đó, Bộ LĐ-TBXH đã ban hành hướng dẫn, quy chuẩn về ngôi nhà an toàn với trẻ.

Chính các bậc phụ huynh phải tìm hiểu để có kiến thức về thiết bị điện, các giải pháp phòng tránh sự cố, chẳng hạn lắp thêm 1 thiết bị tự ngắt dòng điện khi có sự cố gây chập cháy, giám sát các em khi học,... Cha mẹ phải nắm rõ trách nhiệm của mình mới có thể đảm bảo an toàn cho con" - ông Nam nói.

Bên cạnh vai trò của gia đình, ông Nam khẳng định trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, không ai tiếp cận với học sinh tốt hơn giáo viên. Giáo viên, dù đã gánh trên vai trách nhiệm dạy kiến thức, thành chuyên gia tư vấn tâm lý cho trẻ, giờ còn phải trang bị thêm kiến thức về điện, điện tử để hướng dẫn, cảnh báo các em trước mỗi giờ học.

"Trước mỗi buổi học, giáo viên sẽ là người kiểm tra lớp học xem an toàn chưa, từ thiết bị điện, kết nối đến vấn đề an toàn trên môi trường mạng. Việc nhắc nhở thường xuyên, từ ngày này qua ngày khác sẽ trở thành nhận thức, kỹ năng cho con trẻ.

Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TBXH sẽ phối hợp với các bộ ngành, địa phương để có hướng dẫn an toàn trong thời kỳ trẻ học trực tuyến; khuyến nghị Bộ KH&CN, Bộ TT&TT ban hành tiêu chuẩn an toàn về thiết bị học trực tuyến, định hướng cho cha mẹ tiếp cận các sản phẩm truyền thông cũng như tổ chức tập huấn nhanh cho giáo viên để trong thời điểm học online có thể đảm đương 3 vai trò trong cùng một lúc" - Cục trưởng Cục Trẻ em cho biết.

Về ý kiến học trực tuyến với trẻ lớp 1, 2 không mấy hiệu quả, Cục trưởng Cục Trẻ em cho rằng, do dịch bệnh nên phải học trực tuyến là điều bất khả kháng. Thậm chí, ngay trên lớp học, các em lứa tuổi này vẫn xảy ra tình trạng thiếu tập trung, ngủ gật, chạy nhảy... Dù học trực tiếp hay trực tuyến cũng cần phải có thời gian để các em thích nghi và làm quen với môi trường, nền nếp học tập mới. Do đó, phụ huynh không nên quá sốt ruột, vội vàng trong quá trình con học trực tuyến.

"Giáo viên đảm đương 3 vai trò một lúc vốn đã rất khó khăn. Phụ huynh nên có sự thông cảm, sẻ chia cùng giáo viên cũng như ngành giáo dục để hướng tới những giải pháp tốt nhất dành cho con trẻ" - ông Nam nói.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Cách phòng tránh rủi ro có thể xảy ra khi trẻ học trực tuyến tại nhà

Phạm Đông |

Từ vụ trẻ 10 tuổi học trực tuyến bị điện giật tử vong, các ý kiến chuyên gia và giáo viên cho rằng, phụ huynh học sinh và chính những giáo viên dạy trực tuyến cần tư vấn, khuyến cáo trẻ về nguy cơ trước mỗi giờ học. Đặc biệt, các phụ huynh cần đồng hành với trẻ trong thời gian đầu học trực tuyến.

Bài học từ vụ học sinh tử vong vì điện giật khi học online

Tường Vân |

Bé trai 10 tuổi (học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội) tử vong vì điện giật tại nhà khi học online đặt ra bài học cấp bách về vấn đề đảm bảo an toàn thiết bị học tập và kỹ năng sống cho học sinh.

Thông tin thêm về việc học sinh tử vong vì điện giật khi học trực tuyến

Bích Hà |

Trường tiểu học Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) đã báo cáo chi tiết đến Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội cùng cơ quan chức năng, liên quan đến việc học sinh của trường tử vong ngày 10.9.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.