Công khai thuê học hộ, thi hộ - Nghề kiếm tiền của sinh viên

Phạm Hồng - Thu Huyền |

Nhiều hội nhóm thuê người học hộ, thi hộ với mức giá hàng trăm nghìn đồng/buổi đang nở rộ trên mạng xã hội, thu hút nhiều sinh viên tham gia và coi đây là một nghề kiếm thêm thu nhập.

N.T.X (sinh viên năm 3 một trường đại học về giáo dục ở Hà Nội) chia sẻ, ngoài giờ học trên lớp, em còn nhiều thời gian rảnh nên hay tìm việc trên các nhóm, mạng xã hội thuê học hộ.

Theo N.T.X, đa phần những người có nhu cầu tìm người học hộ, thi hộ sau khi hoàn thành giao dịch, đều thanh toán online, hiếm khi gặp mặt trực tiếp.

Mức giá mà N.T.X nhận được khoảng 30.000 - 40.000 đồng/giờ. Nếu hôm nào em học từ 2 - 3 giờ sẽ nhận được khoảng 100.000 đồng/buổi.

"Cũng có người thuê sinh viên như em học hộ cả ngày với nhiều mức giá khác nhau, khoảng 180.000 - 230.000 đồng/buổi. Những người đi học hộ như em chỉ cần lên lớp điểm danh và chú ý quan sát, không để bị phát hiện là được" - N.T.X nói.

A
Bất ngờ chuyện học hộ, thi hộ trở thành nghề "tay trái" của sinh viên. Ảnh: Phạm Hồng

Không chỉ chuyện học hộ, thi hộ, nhiều sinh viên còn nhận làm thuê tiểu luận, bài tập lớn. M.N.P (sinh viên trường đào tạo truyền thông ở Hà Nội) chia sẻ công khai giá làm một bài tiểu luận kết thúc học phần khoảng 250.000  - 500.000 đồng/tuỳ môn, tuỳ độ khó.

Theo M.N.P, những sinh viên như em chỉ nhận làm bài thuê online, không gặp mặt trực tiếp. Nếu điểm kết thúc học phần bị xếp loại D thì sẽ phải hoàn trả lại phí.

Một trường hợp khác, N.T.B (cựu sinh viên trường đào tạo cơ khí ở Hà Nội) tâm sự, cô thường nhận hỗ trợ thi giữa kỳ các môn như toán cao cấp, giải tích với giá khoảng 200.000 đồng/lần. Cô tìm khách bằng cách đăng các bài quảng cáo, công khai mức giá trong các nhóm hỗ trợ học tập trên mạng xã hội.

A
Nhiều sinh viên đăng bài quảng cáo công khai mức giá học hộ, thi hộ, làm bài tập hộ trên mạng xã hội như một nghề kiếm sống. Ảnh: Phạm Hồng (chụp màn hình)

“Nếu thuê làm hộ đồ án tốt nghiệp mức giá sẽ dao động từ 2 - 15 triệu đồng/tuỳ số tín chỉ và chuyên ngành. Sẽ có nhóm kín Facebook hoặc Zalo để không bị rò rỉ thông tin" - một sinh viên trường xây dựng, kiến trúc  ở Hà Nội nói với PV.

Trao đổi với PV Lao Động, thầy Đặng Phong Nguyên - Giảng viên trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) - cho biết, thầy từng bắt gặp một vài trường hợp đi thi hộ, học hộ.

Tuy nhiên, theo thầy Nguyên, việc xử lý thế nào còn tùy thuộc vào quy định của từng trường đại học. Những sinh viên nhờ bạn học hộ, thi hộ đã và đang đánh mất lợi thế của bản thân, tự tạo ra bất lợi cho chính mình khi thiếu hụt kiến thức nền tảng, kiến thức của môn học, tự đánh mất lợi thế khi tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Về hành vi học hộ, thi hộ, theo Quy chế học sinh sinh viên được quy định rất cụ thể về các hành vi học sinh, sinh viên không được làm như gian lận trong thi cử; học, thi, thực tập, trực hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, trực hộ; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác...

Nghị định 138 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục cũng quy định rõ việc phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài. Từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác. 

Theo những quy định trên, việc học hộ, thi hộ sẽ bị xử phạt theo quy định về quản lý giáo dục như là kỉ luật, đình chỉ học.

Phạm Hồng - Thu Huyền
TIN LIÊN QUAN

Làm trái ngành không còn quá xa lạ với sinh viên

Thanh Hằng |

Không phải ai cũng may mắn tìm được hướng đi đúng ngay từ năm 17, 18 tuổi. Có người chấp nhận làm trái ngành, thậm chí nhiều năm mới tìm được con đường thực sự thuộc về bản thân.

Sinh viên đi làm thêm: Những bài học đầu đời

THÙY DUNG |

Lựa chọn công việc làm thêm, sinh viên gặp khó khăn khi phải tiếp xúc trực tiếp và làm theo yêu cầu của khách hàng. Những tình huống như vậy đã giúp các bạn trở nên năng động, nhanh nhạy và dễ thích nghi với hoàn cảnh.

Sinh viên áp lực tăng học phí đại học kèm nỗi lo thất nghiệp

Phùng Nhung |

Nhiều trường đại học tăng học phí vô tình tạo thêm gánh nặng cho người học, kéo theo đó là nỗi lo tìm việc làm sau khi tốt nghiệp để xứng đáng với số tiền học đã đầu tư.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.