Đề xuất chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "trồng người", "tiên học lễ hậu học văn"

Thiều Trang |

Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM), để có xã hội phát triển cần phải có con người sáng tạo, để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động. Vì vậy, khái niệm "trồng người", quan điểm "tiên học lễ, hậu học văn" không còn phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay.

Tính thụ động hội tụ đậm đặc qua khái niệm "trồng người"

Tại Hội thảo giáo dục 2021 với chủ đề “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức, GS Trần Ngọc Thêm cho rằng, người Việt ngày nay đã bớt thụ động hơn xưa, song nhìn trong tổng thể thì tính thụ động vẫn còn là đặc trưng chủ đạo của người Việt.

Trong lĩnh vực giáo dục, tính thụ động thể hiện ở mọi bình diện, mọi khía cạnh: Con cái thụ động trong quan hệ với cha mẹ; người học thụ động trong quan hệ với người dạy; người dạy thụ động trong quan hệ với nhà trường; nhà trường thụ động trong quan hệ với bộ máy quản lý giáo dục cấp trên.

Nêu dẫn chứng về sự thụ động, GS Thêm cho biết, trong cuộc khảo sát năm 2020 của đề tài cấp Nhà nước về triết lý giáo dục với 3.070 người tham gia, trả lời câu hỏi về những tật xấu mà học sinh - sinh viên Việt Nam cần tránh thì “bệnh thụ động” đứng ở vị trí thứ 4; “thói dựa dẫm, ỷ lại” đứng thứ 8. Thêm vào đó, "thói cào bằng, đố kỵ” đứng thứ sáu.

"Tính thụ động của người Việt hội tụ ở mức độ đậm đặc trong giáo dục qua khái niệm "trồng người", “tiên học lễ, hậu học văn”  - GS Thêm nói.

GS Trần Ngọc Thêm cho rằng, "sáng tạo thuộc về tài năng", trong khi xã hội Việt Nam truyền thống hướng đến ổn định nên không hướng đến tài năng mà đề cao chữ lễ, “tiên học lễ hậu học văn”, đề cao sự phục tùng.

Để có con người chủ động, sáng tạo

Để có con người chủ động, theo GS Trần Ngọc Thêm, cần thay đổi quan niệm và không sử dụng những biểu đạt mang tính thụ động như con ngoan trò giỏi trong cách hiểu là dễ bảo, vâng lời; phải giải thích cho xã hội hiểu “trồng người” là cần tạo dựng một môi trường khuyến khích tính chủ động, điều quan trọng là người học phải tự tin.

"Để chủ động và tự tin trong giao tiếp thì người học phải rèn luyện tư duy phản biện và phải có bản lĩnh để nghĩ khác, nói khác với số đông các bạn học còn lại, thoát ra khỏi áp lực của họ. Để chủ động và tự tin trong hoạt động thì người học phải rèn luyện phong cách làm việc khoa học, có kế hoạch" - GS Thêm đưa ra giải pháp.

Để có con người sáng tạo, GS Trần Ngọc Thêm cho rằng, cần thực hiện dân chủ trong giáo dục, cần thay đổi quan niệm về người thầy từ việc truyền thụ kiến thức sang việc hướng dẫn người học sáng tạo và tự chịu trách nhiệm về sự sáng tạo của mình.

Đặc biệt, cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn” để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo. Đồng thời, chống việc nhồi nhét kiến thức, chống việc học thuộc lòng; thay đổi quan niệm về cách biên soạn sách giáo khoa (để đáp ứng nhu cầu học thuộc lòng), cách ra đề thi kèm theo đáp án; chấm dứt cách học theo bài mẫu.

"Để có con người sáng tạo, cần chống bệnh thành tích, bệnh phong trào và bệnh đối phó trong người học, trong phụ huynh và trong nhà quản lý. Cần thay việc giáo dục hàng loạt bằng giáo dục cá nhân hóa theo quan niệm giáo dục phải “làm phát triển hoàn toàn các năng lực sẵn có của các em” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cần sớm thừa nhận và luật hóa mô hình giáo dục tại gia, hay gia thục (homeschooling) với tư cách là một giải pháp thay thế hợp pháp cho các trường công lập và tư thục" - GS Thêm đề xuất.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Hàng chục nghìn học sinh Hà Nội trở lại trường: "Đêm qua em mất ngủ vì vui"

Thiều Trang |

Hà Nội - Sáng ngày 22.11, có 27.216 học sinh khối 9 tại 10 huyện đã đến trường học trực tiếp sau thời gian dài nghỉ học phòng chống dịch COVID-19. Giáo viên và học sinh đều xúc động, hồi hộp trong ngày trở lại trường.

Văn hóa học đường là một phần của văn hóa quốc gia, xã hội

Thiều Trang |

Phát biểu tại hội thảo Giáo dục Việt Nam 2021 với chủ đề “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo” tổ chức ngày 21.11, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, văn hóa học đường là vấn đề rất lớn, rất hệ trọng. Trường học không phải là ốc đảo tách biệt, văn hóa học đường là một phần của văn hóa quốc gia, xã hội.

Trồng cây, trồng người và văn học sinh thái

Việt Văn |

Khi cả nước hướng về miền Trung đang oằn mình hứng chịu thiên tai để cùng chia sẻ những mất mát, khó khăn với truyền thống “lá lành đùm lá rách” đáng quý của dân tộc, một câu hỏi nhức nhối đặt ra: Vì sao năm nay bão lũ, sạt lở đất kinh hoàng như thế?

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.