Văn hóa học đường - nhìn lại vấn đề "học thật, thi thật, nhân tài thật"

Thiều Trang |

Tổ chức ngày 21.11, Hội thảo Giáo dục 2021 với chủ đề "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo" có ý nghĩa quan trọng, góp phần xây dựng chiến lược phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại và hình thành thế hệ những con người Việt Nam trí tuệ, bản lĩnh trong bối cảnh hội nhập toàn cầu đầy thách thức hiện nay.

Nhằm đánh giá và tìm ra những giải pháp hữu hiệu nâng cao văn hóa học đường hiện nay, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) và một số trường Đại học tổ chức Hội thảo Giáo dục năm 2021 với chủ đề “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo”.

Ông Đỗ Chí Nghĩa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội khóa XV cho biết, trong điều kiện dịch COVID-19, nỗ lực của cả dân tộc, cả đất nước, đặc biệt là nỗ lực của ngành giáo dục chính là nét văn hóa, tiếp nối truyền thống văn hóa của dân tộc. Đó là sự can trường, càng khó khăn càng vươn lên, sáng tạo và bền bỉ khẳng định giá trị của mình.

"Trong bối cảnh đó, Hội thảo rất có ý nghĩa, là hoạt động hướng tới Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai được tổ chức vào ngày 24.11 tới đây.

Qua Hội thảo này sẽ giải đáp được vấn đề đặt ra với văn hóa học đường, văn hóa nhà trường, văn hóa giới trẻ; góp phần nhìn nhận và khẳng định lại giá trị văn hóa đất nước. Đồng thời, giải quyết một số vấn đề hiện nay, trước hết là vấn đề giáo dục như "học thật, thi thật, nhân tài thật" - ông Đỗ Chí Nghĩa khẳng định.

Ông Đỗ Chí Nghĩa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội khóa XV. Ảnh: Nghĩa Đức
Ông Đỗ Chí Nghĩa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội khóa XV. Ảnh: Nghĩa Đức

Theo đó, Hội thảo Giáo dục 2021 sẽ gồm phiên chung, trình bày về thực trạng văn hóa học đường từ góc nhìn của các cơ quan quản lý nhà nước; ý kiến của một số chuyên gia trong nước và quốc tế về văn hóa học đường, những thách thức và kiến nghị chính sách, giải pháp xây dựng văn hóa học đường tại Việt Nam.

Tiếp đó, sẽ có phiên chuyên đề thảo luận về ba nhóm vấn đề: Văn hóa học đường nhìn từ các mối quan hệ bên trong nhà trường; văn hóa học đường trong mối quan hệ với các yếu tố tác động bên ngoài nhà trường và văn hóa học đường trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập.

Do tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Theo đó, tại điểm cầu Nhà Quốc hội sẽ có sự tham gia của khoảng 50 đại biểu, kết nối trực tuyến với khoảng hơn 300 đại biểu. Dự kiến lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Chính phủ sẽ tham dự và phát biểu tại Hội thảo.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho biết - Hội thảo đã nhận được hơn 200 tham luận của các tác giả trong và ngoài nước, trong đó phần lớn về chủ đề 1 "Văn hóa học đường nhìn từ các mối quan hệ bên trong nhà trường".

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa, Giáo dục. Ảnh: Nghĩa Đức
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa, Giáo dục. Ảnh: Nghĩa Đức

"Những ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, nhà giáo tại Hội thảo được hy vọng sẽ kiến nghị những giải pháp thiết thực, những chính sách nhằm tạo sự chuyển biến cả trong nhận thức và hành động, hướng đến một môi trường văn hóa học đường tích cực, một nền giáo dục trung thực, "học thật, thi thật, nhân tài thật" - bà Nguyễn Thị Tuyết Nga nhấn mạnh.

Năm 2017, chủ đề của hội thảo là "Về chất lượng giáo dục phổ thông", năm 2018 "Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế", năm 2019 "Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế", năm 2020 "Tự chủ đại học - Từ chính sách đến thực tiễn".

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Những lời chúc hay, ý nghĩa dành tặng thầy cô nhân dịp 20.11

Phương Thảo |

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 hàng năm là dịp để tri ân các thầy, cô. Dưới đây là những lời chúc hay và ý nghĩa nhất dành tặng thầy, cô.

Chuyện giáo viên thắp lửa tri thức ở vùng sâu mùa COVID-19

Thiều Trang |

Trải qua bao gian truân, nhọc nhằn, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Kiều - giáo viên tiếng Anh - Trường TH&THCS Trần Phú (Đắk Ngo, Tuy Đức, Đắk Nông) vẫn miệt mài thắp lửa tri thức, mở cánh cửa tương lai cho biết bao học trò vùng sâu xa ngái. Mặc sự cản trở của đại dịch COVID-19, cô giáo Mỹ Kiều vẫn nỗ lực sáng tạo trong dạy học để tất cả học sinh không bị bỏ lại phía sau.

Không chỉ “sóng và máy tính" học sinh rất cần không gian học đường

NHÓM PV |

Chương trình "Sóng và máy tính cho em" được triển khai nhằm hỗ trợ cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không bị gián đoạn học tập trong bối cảnh dịch bệnh, mang ý nghĩa vô cùng thiết thực và nhân văn. Song bên cạnh việc tích cực đẩy mạnh số hóa giáo dục, thì thực tế các em vẫn cần được học tập ngoài không gian thực với hoạt động, tương tác cùng bạn bè và thầy cô.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.